Tạo môi trường thuận lợi và động lực để giáo viên tích cực tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố phan rang – tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 113 - 116)

dưỡng năng lực sư phạm của mình

3.3.7.1. Mục đích của biện pháp

Tạo môi trường thuận lợi là nhân tố quan trọng để phát triển đội ngũ theo Chuẩn nghề nghiệp.

Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tiếp cận được với đổi mới phương

pháp, hình thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho học sinh, nâng cao tay nghề phát huy sự sáng tạo ở mỗi giáo viên. Bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất trong công tác giáo dục học sinh.

Chăm lo điều kiện vật chất, tinh thần để GV y n tâm và có điều kiện phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực; tạo tâm lý thoải mái, tự tin cho GV, học sinh trong công tác dạy và học góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, hỗ trợ cho GV trong công tác giảng dạy đạt hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

Giúp cho hiệu trưởng luôn xây dựng kế hoạch bổ xung nguồn cơ sở vật chất và các trang thiết bị trước mắt và có hướng phát triển lâu dài.

3.3.7.2. Nội dung thực hiện

Đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục học sinh. Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các phương tiện kỹ thuật hiện có.

Khai thác ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý và làm phương tiện dạy học của giáo viên.

Giúp cho hiệu trưởng luôn xây dựng kế hoạch bổ xung nguồn cơ sở vật chất và các trang thiết bị trước mắt và có hướng phát triển lâu dài.

3.3.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trước tiên là phải làm cho giáo viên nhận thức rõ sự cần thiết về tầm quan trọng của cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với công tác giảng dạy. Hiểu rõ những quan điểm, quy định, yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cho từng khối, nhóm, lớp.

Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trên cơ sở nguồn kinh phí hiện có, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhu cầu cần thiết cho dạy và học.

Để quản lý, sử dụng tốt thiết bị dạy học và giáo dục, hiệu trưởng cần phối hợp với các bộ phận, tổ nghiên cứu chương trình và kế hoạch giảng

dạy của khối, lớp, môn, kiểm tra thường xuyên việc bảo quản, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên qua dự giờ thăm lớp, kiểm kê tài sản.

Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chun mơn của giáo viên, cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh. Khuyến khích, động viên giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, sáng tạo làm đồ dùng, đồ chơi qua các hội thi. Đưa việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi và các phương tiện công nghệ tin học vào tiêu chuẩn bắt buộc thực hiện đối với giáo viên.

Thực hiện chế độ kiểm kê tài sản mỗi năm học 2 lần theo quy định và kiểm kê bất thường, có khen thưởng và kỷ luật rõ ràng trong việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tổ chức đánh giá việc sử dụng khai thác bảo quản rút ra bài học kinh nghiệm, tuyên dương cá nhân thực hiện tốt, đồng thời nghiêm khắc xử lý những vi phạm.

3.3.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Phịng GD&ĐT, phụ huynh học sinh.

Sự quyết tâm của Ban Giám hiệu Trường.

Nâng cao nhận thức cho Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh và GV về sự cần thiết phải tạo mơi trường giáo dục. Có những quy định cụ thể cho từng giáo viên, từng môn, từng khối, lớp, tạo nề nếp thực hiện tự giác, nghi m túc và thường xuyên từ đó tăng cường sử dụng, phát huy hiệu quả, có ý thức tự giác giữ gìn, bảo vệ tài sản chung. Chú ý đến vấn đề bồi dưỡng cho giáo vi n phương pháp sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục học sinh. Cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo vi n, đòi hỏi giáo viên phải toàn tâm, toàn ý trong việc bảo quản và sử dụng các thiết bị đồ dùng hiện có.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội phát huy tính dân chủ và trách nhiệm của các tổ chức trong qua trình hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trung học cơ sở theo chuẩn nghề nghiệp tại thành phố phan rang – tháp chàm, tỉnh ninh thuận (Trang 113 - 116)