2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực
2.5.3. Các vấn đề cần tập trung giải quyết
- Cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức của GV về vai trò của hoạt động đánh giá trong dạy học. Thông qua việc trang bị cho
GV một cách có hệ thống kiến thức về đánh giá trong dạy học để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trị, chức năng của kiểm tra đánh giá trong nhà trường. Đây là vấn đề sống cịn, là lợi ích của học sinh, là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quyết định tương lai của nhà trường.
- BGH nhà trường cần xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV một cách cụ thể, đề ra các hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp với nội dung bồi dưỡng và điều kiện thực tế của nhà trường, của từng giáo viên. Để công tác bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tập huấn cho GV xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá cho các mơn học. Nhằm giúp cho giáo viên có được bản kế hoạch tổng thể và chi tiết cho hoạt động đánh giá toàn năm học, đồng thời xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn, làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao; phát triển khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau của học sinh; phối hợp các hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra - đánh giá.
- Bồi dưỡng NLĐG cho giáo viên trong phạm vi rộng, nhằm giúp GV có kỹ năng đánh giá học sinh trong những tình huống khơng định trước, tức là ngồi chương trình giáo dục đã xây dựng sẵn. Qua đây nhằm góp phần đánh giá đúng thực chất học sinh, động viên, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế, có được những trải nghiệm thơng qua hình thức đánh giá này.
- Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng với tự bồi dưỡng của GV. Coi trọng q trình tự học, tự BD tại chỗ, BD thơng qua công việc hàng ngày cho GV và CBQL. Chủ động tích cực phối hợp tốt với các trường học trên địa bàn để tổ chức bồi dưỡng, tạo môi trường tự học, tự bồi dưỡng đảm bảo phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá của giáo viên bởi kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng trong chu trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG cho GV và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch tiếp theo... Đó là cơng việc điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo.
- Xây dựng môi trường và tạo động lực cho GV tham gia bồi dưỡng NLĐG trong dạy học, trong đó quy định cụ thể về mối quan hệ, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ cho giáo viên học bồi dưỡng; quy định về cách thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng; quy định về khen thưởng, kỷ luật, động viên, khuyến khích kịp thời những cá nhân tích cực tham gia cơng tác bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường cần nâng cao NL quản lý, chỉ đạo để quản lý, theo dõi, nắm bắt nhu cầu, lựa chọn nội dung, điều kiện tổ chức, thực hiện hoạt động bồi dưỡng ở trường mình một cách có hiệu quả.
Tiểu kết chương 2
Qua kết quả khảo sát và số liệu thống kê về thực trạng hoạt động đánh giá, thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và quản lý hoạt động động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS cho thấy:
Hoạt động BDGV nói chung và bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên THCS nói riêng đã được quan tâm và thực hiện thường xuyên, coi đây là công tác trọng tâm không thể thiếu trong q trình dạy học. Tuy nhiên, cịn một số hạn chế: Nội dung bồi dưỡng mang tính đồng loạt, phần lớn xuất phát từ nhu cầu của công tác quản lý, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của học viên (CBQL và GV) nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của học viên; hình thức chủ yếu là BD tập trung, trực tiếp, theo bậc thang; phương pháp BD chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của học viên; việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD chưa được quan tâm; việc động viên, hỗ trợ học viên có kết quả BD tốt cũng chưa được chú ý nên người học có tâm lý ỷ lại, thụ
động, tiếp thu nội dung BD một chiều; việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng chưa được phát huy.
Việc quản lý hoạt động BDGV nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS chưa có tính kế hoạch cao, nhiều CBQL chưa có kế hoạch tổng thể chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả công tác tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong đó có cơng tác KT, ĐG.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THCS HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH