3.2.1. Tập huấn nâng cao nhận thức của GV về đổi mới hoạt động đánh giá
trong dạy học và về kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá cho các mơn học
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Thơng qua tập huấn trang bị cho GV một cách có hệ thống kiến thức về đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học từ đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trị, chức năng của đánh giá trong nhà trường. Đây là vấn đề sống cịn, là lợi ích của học sinh, là yếu tố quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, quyết định tương lai của nhà trường.
CBQL hướng dẫn giáo viên xây dựng được kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá cho các bộ môn, làm cho hoạt động này được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp:
Tập huấn cho GV các kiến thức về quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục và vai trò của đổi mới hoạt động đánh giá trong dạy học:
Tập trung vào các vấn đề tư tưởng chỉ đạo đổi mới dạy học và hoạt động đánh giá trong dạy học:
+ Phổ biến tới giáo viên một số quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục trung học: Điều 28, Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ…
+ Những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng: Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực; định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở.
+ Cung cấp cho GV các kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành thích học tập của học sinh.
Từ các kiến thức được tập huấn giáo viên thấy được, đổi mới hoạt động đánh giá là hết sức cần thiết trong quá trình triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, đặc biệt tạo điều kiện thiết yếu cho việc đổi mới PPDH hướng vào hoạt động tích cực, chủ động có mục đích rõ ràng của người học.
Tập huấn xây dựng kế hoạch, quy trình kiểm tra đánh giá chi tiết cho từng bộ môn trong suốt năm học cho giáo viên:
Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.
Đây là yếu tố đầu tiên mà người giáo viên phải xác định trước khi tiến hành một hoạt động đánh giá nào đó. Đánh giá được tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học.
Đánh giá có nhiều mục đích và người giáo viên phải xác định rõ mục đích của mình mới soạn thảo được các đề kiểm tra, đánh giá có giá trị, vì chính mục đích chi phối chuẩn đánh giá, nội dung và hình thức của bài thi.
Bước 2: Lựa chọn phương pháp và hình thức đánh giá
Trên cơ sở mục đích đánh giá được xác định, người dạy quyết định phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp, có thể dùng phương pháp quan sát, vấn đáp hay thi viết, trong thi viết có thể dùng loại trắc nghiệm tự luận hay trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai loại. Cần xác định hình thức kiểm tra đánh giá cụ thể cho các môn học như sau:
Bảng 3.1. Hình thức kiểm tra đánh giá các mơn học trong chương trình
TT Hình thức KTĐG Các môn khoa
học xã hội
Các môn khoa
học tự nhiên Môn thực hành
1 KTĐG thường xuyên Vấn đáp Vấn đáp - Bài tập Thực hành 2 KTĐG bài 15 phút TNTL hoặc TNKQ TNKQ - Bài tập Thực hành 3 KTĐG bài 45 phút TNTL + TNKQ TNKQ- Bài tập Thực hành
4 KTĐG học kỳ TNTL + TNKQ TNTL + TNKQ Vấn đáp - Thực hành
Bước 3: Tổ chức xác định nội dung cần đánh giá và bậc nhận thức
Nếu chọn hình thức thi viết, thì đây là khâu quan trọng nhất. Trong q trình phân tích nội dung cần đánh giá, người soạn phải xem xét toàn bộ nội dung này và phân biệt:
+ Những nội dung chỉ cần tái hiện;
+ Những nội dung cần giải thích, minh họa;
+ Những ý tưởng phức tạp cần được phân tích, giải thích, áp dụng trong những hồn cảnh khác. Khi đã xác định được mục đích và hình thức đánh giá thì phân tích mức độ hồn thiện các nội dung đó của người học. Đây là cơ sở quan trọng để thiết lập dàn bài thi.
Bước 4: Thiết lập dàn bài thi
Phương pháp dùng để thiết lập dàn bài thi là lập bản quy định hai chiều, với một chiều biểu thị toàn bộ nội dung, còn một chiều kia biểu thị cho các bậc nhận thức (quá trình tư duy) mà bài thi muốn khảo sát.
Dưới đây là một vài ví dụ thiết lập dàn bài cho bài kiểm tra 15 phút, 45 phút:
Bảng 3.2. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 15 phút
Mục tiêu
Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng
Nội dung 1 3 2 0 5
Nội dung 2 3 2 0 5
Bảng 3.3. Các bậc nhận thức tương ứng với mỗi nội dung bài kiểm tra 45 phút Mục tiêu Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 0 0 2 Nội dung 3 0 1 1 2 Nội dung 4 1 2 0 3 Tổng 4 4 2 10
Từ ma trận nội dung - mục tiêu có thể quy định số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu.
Bảng 3.4. Số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu
trong bài kiểm tra 45 phút
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Mục tiêu
Nội dung MT
Số
câu Điểm MT Số câu Điểm MT Số câu Điểm Tổng điểm Nội dung 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 4 2 0 0 0 0 0 0 2 Nội dung 3 0 0 0 1 1 1 1 1 1 2 Nội dung 4 1 2 1 2 2 2 0 0 0 3 Tổng 4 8 4 4 4 4 2 2 2 10
Bước 5: Lựa chọn hoặc viết các câu hỏi
Đối với các mục tiêu bậc 1 và một phần mục tiêu bậc 2 có thể viết các câu TNKQ nhiều lựa chọn hoặc ghép đôi. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào thời gian được dành để kiểm tra. Trung bình để lựa chọn được câu trả lời đúng cho một câu hỏi nhiều lựa chọn thì học sinh cần một phút. Đây là căn cứ tương đối để người viết quyết định số lượng câu hỏi cho các mục tiêu ở bậc tương ứng.
Đối với mục tiêu bậc 2 và bậc 3 có thể dùng các câu TNTL có cấu trúc đề kiểm tra.
Bước 6: Phân tích câu hỏi
Việc phân tích các câu hỏi đã lựa chọn hoặc tự viết nhằm xác định xem các câu hỏi có thể dùng làm công cụ để kiểm tra việc đạt các mục tiêu trong các
nội dung cần kiểm tra hay không. Việc phân tích các câu hỏi cũng nhằm đánh giá độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi để thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần.
Bước 7: Tổ chức thi, chấm điểm
Sau khi đã phân tích từng câu hỏi và tồn bộ bài thi, cơng việc tiếp theo là tổ chức một đợt thi. Đối với các kì kiểm tra - thi dưới hình thức TNKQ, việc in đề, hướng dẫn học sinh làm bài đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên hơn.
Việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm chính xác, nhất là đối với các câu TNTL là rất cần thiết. Hạn chế dùng các câu TNTL tự do và thay vào đó các câu TNTL có cấu trúc sẽ giúp khắc phục khó khăn này. Phương thức chấm điểm phải khắc phục một số khó khăn thường gặp như: thay đổi chuẩn đánh giá; phân biệt đối xử do chức viết của thí sinh…
Bước 8: Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi công bố kết quả
Với kết quả đã chấm, trong các kì kiểm tra đánh giá, do giáo viên tự tổ chức cho lớp của mình, việc ghi chép, phân tích qua thống kê đơn giản và lưu trữ các kết quả cho phép giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, các dạng lỗi mà học sinh thường gặp để điều chỉnh cách học, khắc phục những nhược điểm, đồng thời động viên học sinh học tập ngày càng tốt hơn. Những thông tin này cũng giúp giáo viên có những điều chỉnh trong nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL phải xây dựng cụ thể kế hoạch tập huấn nhằm xác định mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành và việc kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn cho giáo viên.
- Đảm bảo đủ các điều kiện về CSVC để tổ chức lớp tập huấn. - Đảm bảo nhân lực tham gia tập huấn:
+ Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn: Mời chuyên viên của Sở GD&ĐT hoặc cán bộ phòng GD&ĐT, giáo viên cốt cán của huyện đã được tập huấn tại Sở làm giảng viên lớp tập huấn. Học viên là cán bộ, giáo viên các trường THCS trong huyện.
+ Trường tổ chức tập huấn: Đề xuất với Phòng GD&ĐT mời chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trực tiếp xuống trường để tập huấn cho GV hoặc GV cốt cán của trường đã tham gia tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện tập huấn lại cho GV trong trường. Học viên là cán bộ, giáo viên trong trường
- Đảm bảo thời gian tập huấn: Thực hiện trong thời gian nghỉ hè theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT hoặc trong năm học theo kế hoạch định trước của HT.
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho GV
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
CBQL chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác BD NLĐG trong dạy học cho GV; đảm bảo cho công tác QL BĐGV đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý; tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác BD một cách hợp lý, giúp CBQL, TTCM thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp
* Nội dung của biện pháp:
Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho GV gồm các việc làm cần thiết sau đây:
- Thu thập, xử lý thông tin;
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ BD NLĐG trong dạy học cho GV; - Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu;
- Xác định các biện pháp thực hiện của nhà trường;
- Dự kiến bố trí cơng việc và thời gian thực hiện của nhà trường và các TCM; * Cách thức tiến hành của biện pháp
CBQL xây dựng dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường, triển khai xuống các TTCM. Các TTCM căn cứ vào dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường, tham khảo các chủ trương, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch của tổ, đề xuất trở lại nhà trường. Nhà trường tổng hợp, xem xét kế hoạch của các tổ, xây dựng kế hoạch và chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV nhà trường. Tiến trình xây dựng kế hoạch và chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV gồm các công việc sau:
- Thu thập, xử lý thông tin
Để thực hiện có hiệu quả cơng việc này, CBQL cần công phu thu thập, tổng hợp và phân tích các loại thơng tin sau: Thơng tin về những định hướng lớn của nhà trường trong năm học; thông tin từ những văn bản pháp luật, quy định, quy chế mới có liên quan đến hoạt động chun mơn, đến chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của GV; thơng tin về quản lý DH: chương trình, những điều chỉnh mới trong nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá của các môn học; thông tin về đội ngũ GV của trường; thông tin về học sinh; thơng tin về nguồn lực CSVC, tài chính của nhà trường. Đặc biệt là những thông tin về nội dung BD NLĐG trong dạy học cần BD cho GV phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ GV theo mỗi giai đoạn của nhà trường.
Nội dung BD NLĐG trong dạy học cho GV được đề xuất trên cơ sở xác định nhiệm vụ của GV trong bối cảnh mới. Nội dung tập trung vào việc giúp GV được thực hành từng công việc mà họ sẽ phải làm trong quá trình bồi dưỡng. Trên cơ sở những thơng tin đã có, CBQL tập trung phân tích tình hình để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV.
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ BD NLĐG trong dạy học cho GV
Trên cơ sở phân tích các thơng tin để nắm tình hình, CBQL cần phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình BD NLĐG trong dạy học cho GV, xác định thứ tự ưu tiên giải quyết. CBQL dựa trên hệ thống mục tiêu đã đặt ra để xác định tiếp các nhiệm vụ BD, trong đó làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm, tại sao chọn nhiệm vụ đó? Khi thực hiện nhiệm vụ có thuận lợi, khó khăn gì?...
- Xây dựng u cầu và các chỉ tiêu
Mỗi nhiệm vụ đã được xác định đều có những yêu cầu để đạt được những chỉ tiêu cụ thể. Do vậy, việc tiếp theo CBQL cần xây dựng các yêu cầu và chỉ tiêu cho từng nhiệm vụ. Để đảm bảo sự khách quan, phù hợp cho các yêu cầu và chỉ tiêu khi xây dựng, CBQL cần trả lời các câu hỏi: Nhiệm vụ này cần đạt đến mức độ nào, với yêu cầu nào? Yêu cầu nào cần bổ sung hoặc nâng mức độ cao hơn? Các yêu cầu này có vừa với khả năng của các giáo viên không?
- Xác định các biện pháp thực hiện của nhà trường
Xác định các biện pháp thực hiện là nêu ra những việc làm, những phương án hành động, các cách thức tác động cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. Các biện pháp thực hiện BD NLĐG trong dạy học cho GV cần đa dạng trên cơ sở lựa chọn và kết hợp tốt các PP và hình thức BD. Việc này cần được sự tham gia của các TTCM dưới sự điều hành của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. Đồng thời Hiệu trưởng cần sử dụng hài hoà các phương pháp QL (hành chính, tâm lý xã hội, kinh tế) để tổ chức thực hiện BD NLĐG trong dạy học cho GV. Điều đó được thực hiện bằng việc xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về việc BD NLĐG. Làm rõ các khía cạnh bắt buộc TCM và giáo viên thực hiện; đồng thời động viên, khích lệ, thuyết phục, hỗ trợ thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích các TCM và GV trong q trình BD.
- Dự kiến bố trí cơng việc và thời gian thực hiện của nhà trường và các TCM
Sau khi đã xác định các nhiệm vụ, CBQL xác định rõ các bước và lộ trình thực hiện công việc BD NLĐG trong dạy cho GV của nhà trường và phân công nhiệm vụ cho các TCM, CBQL cần điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặng thời gian để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp, chồng chéo nhau.
Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức BD NLĐG trong dạy học cho GV như trên đảm bảo yêu cầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo từ GV, TCM, hài hoà giữa kế hoạch của các TCM với kế hoạch của nhà trường.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp
- Các CBQL phải có kỹ năng lập kế hoạch BD giáo viên.
- Các cơ sở khoa học, pháp lý, các minh chứng về thực trạng DH và điều kiện nhà trường phải thường xuyên được cập nhật lưu giữ và sử dụng tích cực.
- CBQL phải dân chủ và phải huy động được TCM và cả GV tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch.
3.2.3. Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về năng lực đánh giá trong dạy học năng lực đánh giá trong dạy học
3.2.3.1. Mục đích biện pháp