học cho giáo viên Trung học cơ sở
1.4.1. Khái niệm “Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên”
Chức năng của quản lý giáo dục là các dạng hoạt động xác định được chun mơn hóa, nhờ đó mà chủ thể quản lý tác động lên đối tượng để thực hiện mục tiêu. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một bộ phận của quản lý giáo dục, do đó, là hệ thống bao gồm 4 chức năng:
- Lập kế hoạch BDGV: Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. Nội dung chủ yếu là xác định mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng, xác định và đảm bảo các nguồn lực phục vụ hoạt động BDGV, lựa chọn các phương án, biện pháp, thời gian, thời điểm tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế để tiến hành BD đạt kết quả tốt nhất.
- Tổ chức triển khai hoạt động BD: Tổ chức là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu BDGV được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Qua việc tổ chức triển khai mà tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong hoạt động BDGV được liên kết thành một bộ máy thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định cho việc chuyển hóa kế hoạch quản lý hoạt động BDGV thành hiện thực.
- Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ hoạt động BDGV: Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống là cốt lõi của công tác quản lý. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao để đạt được mục tiêu của hoạt động BDGV.
- Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động BDGV nói riêng. Kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược, là nhận thông tin phản hồi của đối tượng quản lý và là khâu không thể thiếu trong quản lý. Muốn biết quyết định quản lý có phù hợp khơng, có hiệu lực khơng thì phải kiểm tra. Thơng qua kiểm tra, cán bộ quản lý đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp, đúng hướng.
Từ những cơ sở lý luận nêu trên ta có thể khái quát: Quản lý công tác
BDGV là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý, tạo cơ hội
cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong
và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
Giáo dục và Đào tạo.
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo
viên THCS theo định hướng phát triển năng lực người học
Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên THCS là hiện thực hóa các nội dung và yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên; tạo điều kiện mơi trường để giáo viên thực hiện các tiêu chí mà ngành đã quy định cũng như những yêu cầu mà người quản lý đề ra để thực hiện các nội dung đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học. Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cho giáo viên THCS là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang
bị một cách có hệ thống những tri thức, phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới cho GV, đánh giá vì sự tiến bộ của người học, nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của học sinh, đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của GV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Lập kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV
Lập kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV THCS là quá trình xác lập mục tiêu của việc BD NLĐG trong dạy học, chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn lực để đạt tới mục tiêu đã đề ra.
Để lập kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV THCS cần tiến hành cách công việc sau:
- Phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu và mục tiêu BD: Tiến hành phân tích làm rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nhà trường, của TCM trong BD NLĐG trong dạy học cho GV; đánh giá thực trạng NLĐG cho GV, mức độ đáp ứng và xác định khoảng cách giữa hiện trạng với yêu cầu NLĐG trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho người học để xác định nhu cầu BD; đánh giá điều kiện nguồn lực và khả năng của nhà trường, của TCM liên quan đến thực hiện nhiệm vụ BD NLĐG trong dạy học cho GV. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu BD, trong đó phải làm rõ các mức độ cần đạt được của hoạt động BD.
- Xác định nội dung, hình thức và phương pháp BD:
Về nội dung: Có nội dung bắt buộc (BD lấp đầy những điểm chưa đạt chuẩn, cập nhật kiết thức NLĐG theo yêu cầu đổi mới …) và nội dung tự lựa chọn.
Về hình thức tổ chức hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV: Có hình thức BD theo dạng lớp học; hình thức BD thơng qua SHCM; hình thức kèm cặp; hình thức BD qua diễn đàn trên mạng (trang web trường học kết nối…); tự bồi dưỡng, có sự giám sát của TCM.
Về phương pháp BD NLĐG trong dạy học cho GV: Lựa chọn và sử dụng các phương pháp tích cực, huy động sự tham gia cho GV. BD NLĐG trong dạy học cho GV là để giúp GV thực hiện được các hoạt động đánh giá hiệu quả vì vậy các phương pháp BD phải là các phương pháp để GV được
tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác và chia sẻ với các GV khác để phát triển NLĐG.
- Lựa chọn đúng các công việc cần làm để bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV; sắp xếp các cơng việc cần tiến hành theo một trình tự hợp lý các biện pháp thực hiện.
- Phân bổ nguồn lực phù hợp cho các công việc đã được lựa chọn.
Kế hoạch được xây dựng càng cụ thể càng thuận lợi trong việc triển khai. Việc xây dựng kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV nhà trường phải do Hiệu trưởng, của TCM phải do tổ TTCM chủ động thực hiện trong sự phối hợp với các GV và các bộ phận trong nhà trường.
- Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, nhiệm vụ.
Tổ chức BD NLĐG trong dạy học cho GV
Tổ chức BD NLĐG trong dạy học cho GV là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực cho các TCM, các thành viên của nhà trường trong triển khai kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV để họ đạt
được các mục tiêu một cách có hiệu quả.
Tổ chức thực hiện kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV gồm các cơng việc chính sau:
- Hình thành bộ máy và phân công lực lượng phụ trách phù hợp: Xây dựng lực lượng tham gia BD (lựa chọn báo cáo viên, GV cốt cán, chuyên gia… và phân công thực hiện theo kế hoạch); phân loại GV, tổ chức các nhóm/lớp BD theo nội dung tương ứng.
- Hình thành mối quan hệ giữa các bộ phận và cá nhân phụ trách tác nghiệp liên quan đến các hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV.
- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận và thành viên.
- Xác lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện trách nhiệm giữa các bộ phận, các TCM và những thành viên chủ chốt trong nhà trường. Để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV đã đề ra cần có quy chế hoạt động rõ ràng.
Chỉ đạo, điều hành BD NLĐG trong dạy học cho GV
Chỉ đạo, điều hành BD NLĐG trong dạy học cho GV là quá trình tác động, gây ảnh hưởng, liên kết các thành viên trong tổ chức nhà trường, tập
hợp, động viên họ hoàn thành những công việc nhất định theo kế hoạch BD đã đề ra để đạt được mục tiêu đã định.
Chỉ đạo điều hành thực hiện BD NLĐG trong dạy học cho GV là tiến hành các công việc sau:
- Thống nhất nguyên tắc hoạt động trong triển khai kế hoạch. - Sử dụng các phương pháp quản lý một cách khoa học.
- Đề ra các mệnh lệnh và truyền đạt thông tin đến cấp dưới một cách rõ ràng để giao nhiệm vụ cho các cá nhân và bộ phận thực hiện theo kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV đã lập và hướng dẫn việc thực hiện.
- Điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện các hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện kế hoạch để đảm bảo kế hoạch BD NLĐG trong dạy học cho GV ở từng TCM được triển khai đúng hướng và có chất lượng.
- Đơn đốc, động viên, tạo động lực cho GV trong quá trình tham gia BD. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động BD NLĐG trong dạy
học cho GV
Kiểm tra hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV là quá trình hình thành những nhận đinh, phán đoán về kết quả của BD trên cơ sở những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả BDGV. Đó cịn là tạo lập kênh thơng tin ngược, nhờ đó người quản lý có được thơng tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu.
Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV thông qua các công việc cơ bản sau:
- Thiết lập tiêu chí rõ ràng (dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã lập). - Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra phù hợp và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra.
- Thường xuyên kiểm tra để thu thập được các thông tin, minh chứng đầy đủ, xác thực về BD NLĐG trong dạy học cho GV và đưa ra các đánh giá đúng về BD.
- Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh bồi dưỡng theo mục tiêu mong đợi đối với từng GV.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong
dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cho giáo viên THCS
Nhóm các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (Ban giám hiệu và TTCM)
Trước hết năng lực quản lý của BGH, đặc biệt là người Hiệu trưởng chi phối tới tất cả các giai đoạn của BD NLĐG trong dạy học cho GV, bao gồm việc lập kế hoạch hoạt động BD; tổ chức hoạt động BD; chỉ đạo thực hiện và kiểm tra hoạt động BD.
Mặt khác, sự quan tâm thiết thực của Hiệu trưởng đến hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV là vô cùng quan trọng và cần thiết. Sự quan tâm này giúp cho BD diễn ra theo đúng kế hoạch và giải quyết kịp thời những khó khăn khi tổ chức thực hiện. Hơn nữa, sự động viên, khích lệ, thưởng phạt kịp thời của Hiệu trưởng đối với công tác BDGV sẽ tạo động lực rất lớn tới từng giáo viên tham gia BD.
Tiếp đến là trình độ và NL của TTCM có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho GV. Tổ trưởng và tập thể TCM là những người hiểu rõ nhất hoàn cảnh, nhu cầu BD của từng thành viên trong tổ vì thế mà sẽ có những tham mưu, đề xuất sát thực để xây dựng kế hoạch BD. TTCM cũng là người sát cánh cùng các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch BD. Trình độ và NL của TTCM sẽ tạo nên một khơng khí SHCM thực chất và hiệu quả.
Nhóm các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý (giáo viên)
Nhận thức và nhu cầu BD cho GV là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả bền vững cho hoạt động BD. Hoạt động này chỉ thuận lợi khi bản thân người tham gia BD phải nhận thức đúng và có nhu cầu thực sự.
Sự say mê nghề nghiệp của GV sẽ tạo niềm đam mê khi tham gia BD. Từ đó họ cũng sẽ tích cực và chủ động trong việc tự BD, chia sẻ, đóng góp vào việc BD của các đồng nghiệp trong TCM, trong trường.
Yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng BD là NL và tinh thần của đội ngũ giáo viên cốt cán khi tham gia BD NLĐG trong dạy học cho GV tại TCM.
Sự cộng tác, phối hợp giữa các GV là điều không thể thiếu trong BD NLĐG trong dạy học cho GV tại TCM bởi đặc thù của hoạt động này là sự hợp tác, kèm cặp giữa các đồng nghiệp để tạo nên một đội ngũ vững vàng, tương đối đồng đều ở trường.
Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường quản lý
- Môi trường quản lý
Mục tiêu giáo dục phổ thông; mục tiêu phấn đấu của nhà trường sẽ chi phối tới kế hoạch chiến lược của nhà trường và từ đó sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch BDGV.
Trong thực hiện hoạt động BDGV thì việc phân cấp quản lý và cơ chế quản lý cũng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả BD. Sự phân cấp quản lý rõ ràng thì việc triển khai hoạt động BDGV được tiến hành nhịp nhàng và hiệu quả.
Sự ủng hộ của các cấp quản lý trên nhà trường sẽ tạo những điệu kiện thuận lợi về cơ chế, các nguồn lực cho công tác BD.
- Điều kiện làm việc
Cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng trực tiếp tới những điều kiện tối thiểu phục vụ công tác BD, đặc biệt là những điều kiện để GV thực hành như phịng máy vi tính, phịng học bộ môn… để đáp ứng những kĩ thuật và phương pháp đánh giá tích cực.
Những điều kiện thuận lợi và khó khăn về KT-XH của địa phương cũng có tác động khơng nhỏ tới các điệu kiện của việc tổ chức BD. Địa phương có điều kiện KT-XH thuận lợi thì nhà trường sẽ được hỗ trợ nhiều về kinh phí và CSVC phục vụ các hoạt động BD.
Tất cả các yếu tố trên tạo sự thúc đẩy trong công việc, tạo môi trường làm việc thoải mái và vui vẻ cho giáo viên mặc dù cường độ làm việc của họ rất cao nhưng họ vẫn tự nguyện tham gia vào quá trình BD và tự BD để đáp ứng yêu cầu nâng cao NLĐG trong dạy học của nhà trường, của ngành.
Tiểu kết chương 1
Bồi dưỡng năng lực giáo viên là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kĩ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS là hiện thực hóa các nội dung và yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên; tạo điều kiện môi trường để giáo viên thực hiện các tiêu chí mà ngành đã quy định cũng như những yêu cầu mà người quản lý đề ra để thực hiện các nội dung đổi mới theo định hướng phát triển năng