1.3. Lý luận về bồi dưỡng năng lực giáo viên
1.3.2. Bồi dưỡng năng lực giáo viên
1.3.2.1. Khái niệm “Hoạt động bồi dưỡng”
Để có trình độ nghề vững vàng, ngồi việc được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong quá trình đào tạo mỗi GV còn cần phải thường xuyên liên tục bồi dưỡng năng lực. Việc bồi dưỡng sẽ giúp hoàn thiện quá trình đào tạo, vừa làm giàu tri thức, kinh nghiệm bản thân GV nói riêng, vừa góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung.
Tổ chức UNESCO [38] đã nêu ra quan niệm về bồi dưỡng rất cụ thể: Đó là q trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao NL, trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ NL chun mơn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.
Theo Nguyễn Minh Đường [16, tr.15], BD có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức do cịn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố kĩ năng nghề nghiêp theo các chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chun mơn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp một cách có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.
Từ các luận điểm nêu trên, tôi sử dụng khái niệm: Bồi dưỡng chính là q trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao
động đã qua đào tạo để đáp ứng được nhiệm vụ được giao trước yêu cầu mới.
Chủ thể BD là những người được đào tạo và có một trình độ chun mơn nhất định. Bồi dưỡng thực chất là q trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm
nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động để họ có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao dưới tác động của khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1.3.2.2. Khái niệm “Bồi dưỡng năng lực giáo viên”
Bồi dưỡng giáo viên
Việc BDGV một mặt giống như BD các nghề nghiệp nói chung, nhưng có đặc thù riêng. Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hồn thiện trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ cho các GV đang dạy học. Trên thế giới BDGV được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Ở nước ta BDGV cũng được xem như là đào tạo tiếp nối đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi đang làm việc [dẫn theo Nguyễn Cảnh Toàn 35].
Hiểu theo cách tiếp cận hệ thống [19], quá trình BDGV gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, nguồn lực thực hiện và đánh giá kết quả BD tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường GD của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng. Phương thức phải phù hợp và có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện mục tiêu và nội dung BD. Ngược lại, mục tiêu BD quy định nội dung đòi hỏi một phương thức thực hiện phù hợp.
BDGV nằm trong phạm trù của GD liên tục mà đối tượng là người lớn có tính đặc thù nghề nghiệp, bởi sản phẩm lao động của họ hết sức đặc biệt tạo nên “con người cá nhân” và “con người xã hội”.
Như vậy có thể hiểu BDGV là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chun
mơn, nghiệp vụ cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kỹ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên, nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.
Bồi dưỡng năng lực giáo viên
Bồi dưỡng năng lực giáo viên là quá trình bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng theo nội dung các năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục cho giáo viên một cách thường xuyên để giúp họ cập nhật, trang bị thêm, trang bị mới những kiến thức, kĩ năng, thái độ làm tăng thêm năng lực, phẩm chất cho giáo viên đáp ứng nhiệm vụ dạy học trước yêu cầu mới.
1.3.2.3. Mục tiêu và Nội dung bồi dưỡng năng lực giáo viên
Mục tiêu bồi dưỡng năng lực giáo viên
Tùy đối tượng, hoàn cảnh và yêu cầu đặt ra mà công tác BDGV nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- BD để chuẩn hóa trình độ được đào tạo (BD chuẩn hóa). - BD để cập nhật kiến thức (BD thường xuyên).
- BD để dạy theo chương trình và SGK mới (BD thay sách).
- BD để tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn sau chuẩn về đào tạo. - BDGV nhằm bổ sung những thiếu hụt về tri thức trên cơ sở nuôi dưỡng những tri thức cũ còn phù hợp với yêu cầu mới, điều chỉnh, sửa đổi những tri thức đã bị lạc hậu nhằm nâng cao trình độ chun mơn để tiếp tục công tác tốt hơn.
Nội dung bồi dưỡng năng lực giáo viên
Phát triển năng lực cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là yêu cầu cơ bản trong BDGV hiện nay.
Trong Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông đã được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [6], Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống; năng lực chun mơn, nghiệp vụ. Theo đó bồi dưỡng năng lực giáo viên cũng chính là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và mục tiêu giáo dục; năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực hoạt động chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.
1.3.2.4. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên
Hình thức bồi dưỡng giáo viên
Tạo điệu kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau:
- Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn. - Bồi dưỡng thơng qua tổ nhóm chun mơn.
- Bồi dưỡng thơng qua việc tự học của cán bộ giáo viên.
- Tự học tự nghiên cứu tài liệu là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức học tập khác trên cơ sở tài liệu và sự hỗ trợ của hướng dẫn viên, các cá nhân, nhóm đồng nghiệp.
- Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Vơ tuyến truyền hình, đài phát thanh, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng.
Phương pháp bồi dưỡng giáo viên
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực, hiệu quả. Ngoài việc tổ chức nghe giảng cần phát triển các hình thức: Thảo luận, đối thoại, thực hành, thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.
Quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng chú trọng hơn tới hình thức học tập theo tổ, nhóm chun mơn và tổ chức quản lý tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ GV theo đơn vị nhà trường.
1.3.2.5. Bồi dưỡng cho giáo viên THCS về năng lực đánh giá trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học
Theo Nguyễn Công Khanh [26], muốn đổi mới căn bản tồn diện chương trình, SGK phổ thông từ năm 2015 theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, thì “mắt xích” cần phải tập trung, nỗ lực nhiều nhất, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ, tiền bạc nhất định là khâu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý….Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó q trình dạy học trở nên tích cực hơn rất nhiều.
Trước hết, các cấp quản lý phải làm mọi cách giúp GV hiểu được triết lý đánh giá: đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá là quá trình
học tập; đánh giá về kết quả học tập, giáo dục. Và trong quá trình đánh giá
như vậy, bản thân người giáo viên sẽ nâng cao được năng lực dạy học nói chung, năng lực đánh giá học sinh nói riêng.
Tập trung bồi dưỡng cho giáo viện về các phương pháp, kỹ thuật, hình thức đánh giá mới, từng bước thay đổi thói quen của họ; hướng dẫn họ cách thức ra đề kiểm tra theo kiểu mở, theo cách tiếp cận năng lực; huấn luyện họ biết cách tạo tình huống, tạo mơi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi học sinh đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa học sinh, ni dưỡng hứng thú của các em.