Thực trạng việc lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG cho đội ngũ GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 64)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá

2.4.1. Thực trạng việc lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG cho đội ngũ GV

Bảng 2.14. Lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG cho đội ngũ GV

Mức độ

Tốt Khá Đạt Chưa đạt

Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1. Phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu

và mục tiêu bồi dưỡng 24 16.0 60 40.0 58 38.7 8 5.3 2. Xác định nội dung, hình thức và

phương pháp bồi dưỡng 45 30.0 69 46.0 33 22.0 3 2.0 3. Lựa chọn và sắp xếp hợp lý hợp lý

các công việc cần làm 44 29.3 79 52.7 26 17.3 1 0.7 4. Phân bổ nguồn lực phù hợp cho các

công việc đã lựa chọn 40 26.7 78 52.0 30 20.0 2 1.3 5. Xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu

và kết thúc công việc, nhiệm vụ 39 26.0 60 40.0 45 30.0 6 4.0 Kết quả bảng 2.14 cho thấy: Các CBQL và GV đánh giá công tác lập kế hoạch bồi dưỡng NLĐG cho đội ngũ GV THCS ở địa bàn huyện đã được quan tâm thực hiện, các tiêu chí đều có hơn 50% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và khá. Trong đó mức độ thực hiện ở mỗi nội dung được đánh giá khác nhau. Nội dung lựa chọn và sắp xếp hợp lý các công việc cần làm được đánh giá cao nhất với mức độ tốt là 29.3%, mức độ khá chiếm tới 52.7%, thực hiện đạt 17.3%, còn lại là mức độ yếu 0.7%.

Tiếp đến là nội dung phân bổ nguồn lực phù hợp cho các công việc đã lựa chọn, mức độ tốt là 26.7%, khá 52%, đạt 20%, chưa đạt có 1.3% và xác định, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng, mức độ tốt là 30%,

mức độ khá là 46%, đạt là 22% và chưa đạt là 2.0%. Nội dung xác định chính xác mốc thời gian bắt đầu và kết thúc các công việc, nhiệm vụ có tới 30% ý kiến đánh giá đạt, 4.0% ý kiến đánh giá chưa đạt. Cuối cùng là nội dung phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng với mức độ chưa đạt 5.3%.

Với kết quả điều tra trên chứng tỏ các nhà trường chưa quan tâm tới việc phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng khi lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS, bởi đây là một nội dung rất quan trọng. Đi tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, tác giả gặp gỡ và phỏng vấn cán bộ quản lý của một số trường THCS trên địa bàn huyện.

Với câu hỏi phỏng vấn "Tại sao các nhà trường lại khơng quan tâm tới

việc phân tích bối cảnh, xác định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng khi lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên". Phó Hiệu

trưởng Nguyễn Thị T cho rằng. "Các nhà trường hiện nay thường thực hiện nhiệm vụ năm học do Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn để xây dựng kế hoạch một cách máy mọc mà chưa quan tâm tới đặc điểm riêng của nhà

trường". Đồng quan điểm trên, Hiệu trường Đoàn Thị Hồng H. cho rằng "Hầu hết nhà trường đã quá tải trong việc thực hiện nhiệm vụ nên việc lập kế hoạch bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức". Nhưng Hiệu trường Lê Huy Nh.

lại khẳng định: "Một số nhà trường chưa làm tốt việc phân tích bối cảnh, xác

định nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng khi lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên là do năng lực lập kế hoạch của hiệu

trưởng và tổ trưởng chuyên môn chưa tốt".

Từ số liệu và kết quả phỏng vấn trên tác giả nhận thấy việc quản lý hoạt động bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS nói riêng có tính kế hoạch chưa cao, cần có biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực lập kế hoạch cho Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)