Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Nội dung 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 0 0 2 Nội dung 3 0 1 1 2 Nội dung 4 1 2 0 3 Tổng 4 4 2 10
Từ ma trận nội dung - mục tiêu có thể quy định số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu.
Bảng 3.4. Số câu hỏi ứng với từng mục tiêu và điểm tương ứng cho mỗi câu
trong bài kiểm tra 45 phút
Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Mục tiêu
Nội dung MT
Số
câu Điểm MT Số câu Điểm MT Số câu Điểm Tổng điểm Nội dung 1 1 2 1 1 1 1 1 1 1 3 Nội dung 2 2 4 2 0 0 0 0 0 0 2 Nội dung 3 0 0 0 1 1 1 1 1 1 2 Nội dung 4 1 2 1 2 2 2 0 0 0 3 Tổng 4 8 4 4 4 4 2 2 2 10
Bước 5: Lựa chọn hoặc viết các câu hỏi
Đối với các mục tiêu bậc 1 và một phần mục tiêu bậc 2 có thể viết các câu TNKQ nhiều lựa chọn hoặc ghép đôi. Số lượng câu hỏi tùy thuộc vào thời gian được dành để kiểm tra. Trung bình để lựa chọn được câu trả lời đúng cho một câu hỏi nhiều lựa chọn thì học sinh cần một phút. Đây là căn cứ tương đối để người viết quyết định số lượng câu hỏi cho các mục tiêu ở bậc tương ứng.
Đối với mục tiêu bậc 2 và bậc 3 có thể dùng các câu TNTL có cấu trúc đề kiểm tra.
Bước 6: Phân tích câu hỏi
Việc phân tích các câu hỏi đã lựa chọn hoặc tự viết nhằm xác định xem các câu hỏi có thể dùng làm công cụ để kiểm tra việc đạt các mục tiêu trong các
nội dung cần kiểm tra hay không. Việc phân tích các câu hỏi cũng nhằm đánh giá độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi để thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần.
Bước 7: Tổ chức thi, chấm điểm
Sau khi đã phân tích từng câu hỏi và tồn bộ bài thi, cơng việc tiếp theo là tổ chức một đợt thi. Đối với các kì kiểm tra - thi dưới hình thức TNKQ, việc in đề, hướng dẫn học sinh làm bài đòi hỏi nhiều công sức của giáo viên hơn.
Việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm chính xác, nhất là đối với các câu TNTL là rất cần thiết. Hạn chế dùng các câu TNTL tự do và thay vào đó các câu TNTL có cấu trúc sẽ giúp khắc phục khó khăn này. Phương thức chấm điểm phải khắc phục một số khó khăn thường gặp như: thay đổi chuẩn đánh giá; phân biệt đối xử do chức viết của thí sinh…
Bước 8: Ghi chép, phân tích, lưu trữ kết quả thi trước khi công bố kết quả
Với kết quả đã chấm, trong các kì kiểm tra đánh giá, do giáo viên tự tổ chức cho lớp của mình, việc ghi chép, phân tích qua thống kê đơn giản và lưu trữ các kết quả cho phép giáo viên theo dõi sự tiến bộ của học sinh, các dạng lỗi mà học sinh thường gặp để điều chỉnh cách học, khắc phục những nhược điểm, đồng thời động viên học sinh học tập ngày càng tốt hơn. Những thông tin này cũng giúp giáo viên có những điều chỉnh trong nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
- CBQL phải xây dựng cụ thể kế hoạch tập huấn nhằm xác định mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành và việc kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn cho giáo viên.
- Đảm bảo đủ các điều kiện về CSVC để tổ chức lớp tập huấn. - Đảm bảo nhân lực tham gia tập huấn:
+ Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn: Mời chuyên viên của Sở GD&ĐT hoặc cán bộ phòng GD&ĐT, giáo viên cốt cán của huyện đã được tập huấn tại Sở làm giảng viên lớp tập huấn. Học viên là cán bộ, giáo viên các trường THCS trong huyện.
+ Trường tổ chức tập huấn: Đề xuất với Phòng GD&ĐT mời chuyên viên của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT trực tiếp xuống trường để tập huấn cho GV hoặc GV cốt cán của trường đã tham gia tập huấn cấp tỉnh, cấp huyện tập huấn lại cho GV trong trường. Học viên là cán bộ, giáo viên trong trường
- Đảm bảo thời gian tập huấn: Thực hiện trong thời gian nghỉ hè theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT hoặc trong năm học theo kế hoạch định trước của HT.
3.2.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho GV
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
CBQL chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác BD NLĐG trong dạy học cho GV; đảm bảo cho công tác QL BĐGV đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý; tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác BD một cách hợp lý, giúp CBQL, TTCM thực hiện tốt chức năng kiểm tra, giám sát.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp
* Nội dung của biện pháp:
Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho GV gồm các việc làm cần thiết sau đây:
- Thu thập, xử lý thông tin;
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ BD NLĐG trong dạy học cho GV; - Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu;
- Xác định các biện pháp thực hiện của nhà trường;
- Dự kiến bố trí cơng việc và thời gian thực hiện của nhà trường và các TCM; * Cách thức tiến hành của biện pháp
CBQL xây dựng dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường, triển khai xuống các TTCM. Các TTCM căn cứ vào dự thảo kế hoạch năm học của nhà trường, tham khảo các chủ trương, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng GD&ĐT sẽ xây dựng dự thảo kế hoạch của tổ, đề xuất trở lại nhà trường. Nhà trường tổng hợp, xem xét kế hoạch của các tổ, xây dựng kế hoạch và chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV nhà trường. Tiến trình xây dựng kế hoạch và chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV gồm các công việc sau:
- Thu thập, xử lý thông tin
Để thực hiện có hiệu quả cơng việc này, CBQL cần cơng phu thu thập, tổng hợp và phân tích các loại thông tin sau: Thông tin về những định hướng lớn của nhà trường trong năm học; thông tin từ những văn bản pháp luật, quy định, quy chế mới có liên quan đến hoạt động chun mơn, đến chế độ chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ của GV; thơng tin về quản lý DH: chương trình, những điều chỉnh mới trong nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá của các môn học; thông tin về đội ngũ GV của trường; thông tin về học sinh; thơng tin về nguồn lực CSVC, tài chính của nhà trường. Đặc biệt là những thông tin về nội dung BD NLĐG trong dạy học cần BD cho GV phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ GV theo mỗi giai đoạn của nhà trường.
Nội dung BD NLĐG trong dạy học cho GV được đề xuất trên cơ sở xác định nhiệm vụ của GV trong bối cảnh mới. Nội dung tập trung vào việc giúp GV được thực hành từng công việc mà họ sẽ phải làm trong quá trình bồi dưỡng. Trên cơ sở những thơng tin đã có, CBQL tập trung phân tích tình hình để làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, chương trình BD NLĐG trong dạy học cho GV.
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ BD NLĐG trong dạy học cho GV
Trên cơ sở phân tích các thơng tin để nắm tình hình, CBQL cần phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết trong quá trình BD NLĐG trong dạy học cho GV, xác định thứ tự ưu tiên giải quyết. CBQL dựa trên hệ thống mục tiêu đã đặt ra để xác định tiếp các nhiệm vụ BD, trong đó làm rõ các nhiệm vụ trọng tâm, tại sao chọn nhiệm vụ đó? Khi thực hiện nhiệm vụ có thuận lợi, khó khăn gì?...
- Xây dựng u cầu và các chỉ tiêu
Mỗi nhiệm vụ đã được xác định đều có những yêu cầu để đạt được những chỉ tiêu cụ thể. Do vậy, việc tiếp theo CBQL cần xây dựng các yêu cầu và chỉ tiêu cho từng nhiệm vụ. Để đảm bảo sự khách quan, phù hợp cho các yêu cầu và chỉ tiêu khi xây dựng, CBQL cần trả lời các câu hỏi: Nhiệm vụ này cần đạt đến mức độ nào, với yêu cầu nào? Yêu cầu nào cần bổ sung hoặc nâng mức độ cao hơn? Các yêu cầu này có vừa với khả năng của các giáo viên không?
- Xác định các biện pháp thực hiện của nhà trường
Xác định các biện pháp thực hiện là nêu ra những việc làm, những phương án hành động, các cách thức tác động cụ thể nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra. Các biện pháp thực hiện BD NLĐG trong dạy học cho GV cần đa dạng trên cơ sở lựa chọn và kết hợp tốt các PP và hình thức BD. Việc này cần được sự tham gia của các TTCM dưới sự điều hành của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng. Đồng thời Hiệu trưởng cần sử dụng hài hoà các phương pháp QL (hành chính, tâm lý xã hội, kinh tế) để tổ chức thực hiện BD NLĐG trong dạy học cho GV. Điều đó được thực hiện bằng việc xây dựng và ban hành các quy định cụ thể về việc BD NLĐG. Làm rõ các khía cạnh bắt buộc TCM và giáo viên thực hiện; đồng thời động viên, khích lệ, thuyết phục, hỗ trợ thưởng, phạt rõ ràng để khuyến khích các TCM và GV trong q trình BD.
- Dự kiến bố trí cơng việc và thời gian thực hiện của nhà trường và các TCM
Sau khi đã xác định các nhiệm vụ, CBQL xác định rõ các bước và lộ trình thực hiện cơng việc BD NLĐG trong dạy cho GV của nhà trường và phân công nhiệm vụ cho các TCM, CBQL cần điều tiết, cân đối mối quan hệ giữa các nhiệm vụ của từng chặng thời gian để tránh tình trạng bỏ sót hoặc trùng lặp, chồng chéo nhau.
Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức BD NLĐG trong dạy học cho GV như trên đảm bảo yêu cầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo từ GV, TCM, hài hoà giữa kế hoạch của các TCM với kế hoạch của nhà trường.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện của biện pháp
- Các CBQL phải có kỹ năng lập kế hoạch BD giáo viên.
- Các cơ sở khoa học, pháp lý, các minh chứng về thực trạng DH và điều kiện nhà trường phải thường xuyên được cập nhật lưu giữ và sử dụng tích cực.
- CBQL phải dân chủ và phải huy động được TCM và cả GV tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch.
3.2.3. Phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV về năng lực đánh giá trong dạy học năng lực đánh giá trong dạy học
3.2.3.1. Mục đích biện pháp
Bồi dưỡng NLĐG trong dạy học giúp GV kịp thời tiếp cận, làm quen với cách đánh giá mới theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Có nhiều hình thức bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV, mỗi hình thức đều có một vai trị nhất định, nhưng việc tự bồi dưỡng của giáo viên có vai trị quyết định. Vì vậy, CBQL cần phối hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc BD NLĐG trong dạy học cho giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành của biện pháp
* Nội dung của biện pháp
Có nhiều hình thức tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho giáo viên về NLĐG trong dạy học, trong quá trình thực hiện cần phối hợp linh hoạt các hình thức bồi dưỡng sau:
- Bồi dưỡng qua các lớp tập huấn và tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn (trường hoặc cụm trường) và tự bồi dưỡng của giáo viên.
- Tự học, tự bồi dưỡng là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác.
* Cách thức tiến hành của biện pháp
- Bồi dưỡng qua các lớp tập huấn và tự bồi dưỡng của giáo viên.
Nhà trường tổ chức tập huấn bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên, chủ yếu tập trung vào bồi dưỡng các nội dung: các kỹ thuật ra ma trận đề kiểm tra, đánh giá; ứng dụng CNTT trong đánh giá; hướng dẫn cho học sinh tự học, tự suy ngẫm, tự đánh giá; kiến thức đánh giá học sinh thông qua trải nghiệm, vận dụng giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc sống; kỹ năng kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức đánh giá trong dạy học.
Nội dung tập huấn nhiều mà thời gian bồi dưỡng ngắn, chỉ từ 2-3 ngày, GV khơng thể tiếp thu được tồn bộ các kiến thức trên lớp tập huấn vì vậy GV cần phải tự hoàn thành các bài tập thực hành hoặc những nội dung phức tạp cần nhiều thời gian nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên. Tại lớp tập huấn các nội dung khó, phức tạp được đưa ra thảo luận, trao đổi, giải đáp các thắc mắc của GV trong quá trình tự bồi dưỡng, cuối cùng là thống nhất được cách thức thực hiện đối với mỗi nội dung tập huấn.
- Bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng của giáo viên. Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn nói chung và hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV nói riêng một cách cụ thể và hiệu quả.
Để hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV đạt hiệu quả thì phải phối hợp hoạt động của tổ chuyên môn với hoạt động tự bồi dưỡng của GV, cụ thể:
+ Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Ngồi các nội dung đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường, sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu, coi trọng bồi dưỡng cho giáo viên về đánh giá giờ dạy, đánh giá học sinh; dành thời gian nhiều hơn cho việc thảo luận, xây dựng ma trận đề kiểm tra, đánh giá; hướng dẫn học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.
+ Phát huy vai trò của các giáo viên cốt cán. Mỗi tổ chun mơn đều có
giáo viên cốt cán. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên và GV thực hiện nội dung bồi dưỡng. Đó là những giáo viên đã được cơng nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp, là TTCM giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng.
+ Mỗi GV của TCM nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau tháo gỡ những vấn đề khó, từng bước hồn thiện về năng lực đánh giá trong dạy học.
- Tự học, bồi dưỡng là hình thức bồi dưỡng chính và kết hợp với các hình thức bồi dưỡng khác.
Quá trình tự học, tự bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả bản thân người giáo viên cần có những biện pháp sau:
+ Mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trị, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng. từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao NLĐG trong dạy học của bản thân.
+ Ngay từ đầu năm học, bản thân mỗi giáo viên cần xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học. Trong kế hoạch này cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho mình.
+ Xác định được nội dung, hình thức và thời gian tự học, tự bồi dưỡng về NLĐG trong dạy học cho phù hợp với khả năng của mình. Tự học, tự bồi dưỡng thông qua hoạt động cá nhân giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các công văn, chỉ thị, thông tư… Tự học, tự bồi dưỡng qua hoạt động tập thể như tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức vào hè hoặc