Thực trạng việc chỉ đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 65)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá

2.4.3. Thực trạng việc chỉ đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLĐG

đội ngũ giáo viên

Bảng 2.16. Chỉ đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLĐT cho đội ngũ GV

Mức độ

Tốt Khá Đạt Chưa đạt

Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1. Thống nhất nguyên tắc hoạt động

trong triển khai kế hoạch 65 43.3 72 48.0 10 6.7 0 0 2. Sử dung các PP quản lý một cách

khoa học 45 30.0 65 43.3 36 24.0 4 2.7

3. Đề ra các mệnh lệnh và truyền đạt

thông tin đến cấp dưới 41 27.3 70 47.7 33 22.0 6 4.0 4. Điều chỉnh kịp thời những sai lệch 32 21.3 64 42.7 44 29.3 10 6.7 5. Thực hiện các hoạt động giám sát, tư vấn,

uốn nắn việc thực hiện kế hoạch 29 19.3 62 41.3 46 30.7 13 8.7 6. Đôn đốc, động viên, tạo động lực

cho GV 57 38.0 69 46.0 24 16.0 0 0

Từ bảng số liệu 2.16 cho thấy các nhà giáo đều đánh giá khá cao mức độ chỉ đạo, điều hành các hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên THCS.

Đứng đầu là nội dung thống nhất nguyên tắc hoạt động trong triển khai kế hoạch và nội dung đôn đốc, động viên, tạo động lực cho GV đều đạt trên 80% mức độ tốt và khá, khơng có chưa đạt.

Đứng thứ 2 là nội dung sử dụng các phương pháp một cách hợp lý, khoa học và nội dung đề ra các mệnh lệnh và truyền đạt thông tin xuống cấp dưới, mức độ đánh giá khá và tốt đạt trên 70%, mức độ chưa đạt là dưới 4.0%.

Tiếp đến là nội dung điều chỉnh kịp thời những sai lệch, mức độ tốt đạt 21.3%, mức độ khá đạt 42.7%, mức độ đạt 29.3%, mức độ chưa đạt khá cao 6.7%. Cuối cùng là nội dung thực hiện các hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện kế hoạch, mức độ chưa đạt là 8.7%.

Qua phân tích ta thấy, các nhà trường đã chỉ đạo, điều hành hoạt động bồi dưỡng NLĐG cho GV khá tốt. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện một số nhà trường chưa chú ý nhiều tới các hoạt động giám sát, tư vấn, uốn nắn việc thực hiện kế hoạch nên chưa kịp thời điều chỉnh những sai lệch.

Chủ yếu là ở các trường vùng cao, cán bộ quản lý còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc một số trường cán bộ quản lý có tuổi, ngại việc, bng lỏng chun mơn nên khi thực hiện khơng gắn hình thức và phương pháp bồi dưỡng với nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng đối tượng giáo viên trong trường, điều này dẫn tới hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV chưa đạt được kết quả như mong muốn. Đây là vấn đề cần nghiên cứu để xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp trong các nhà trường.

2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Bảng 2.17. Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng

Mức độ

Tốt Khá Đạt Chưa đạt Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1. Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng 29 19.3 70 46.7 36 24.0 15 10.0 2. Lựa chọn và sử dụng hình thức kiểm

tra phù hợp, dễ dàng 35 23.3 69 46.0 33 22.0 13 8.7 3. Thường xuyên kiểm tra để thu thập

thông tin, minh chứng 27 19.3 54 36.0 48 32.0 19 12.7 4. Sử dụng kết quả đánh giá một cách

tích cực 40 26.7 65 43.3 36 24.0 9 6.0

Qua bảng 2.17 cho thấy: Trong quản lý thực hiện việc kiểm tra, giám sát kết quả bồi dưỡng, đứng đầu là nội dung sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực, mức độ tốt là 26.7%, mức độ khá là 43.3%, mức độ đạt là 24%, còn lại là mức độ chưa đạt 6.0%. Tiếp đó là nội dung lựa chọn và sử dụng hình thức kiểm tra phù hợp, dễ dàng, mức độ khá là 46%, sau đó là mức độ tốt 23.3%, mức độ trung bình đạt 22.7%, chưa đạt chiến 8.7%.

Đứng thứ 3 là nội dung thiết lập tiêu chí rõ ràng mức độ khá là 46.7% nhưng mức độ chưa đạt 10.0%. Cuối cùng là nội dung thường xuyên kiểm tra để thu thập minh chứng, với mức độ chưa đạt lên tới 12.7%.

Qua phân tích, ta thấy rằng việc quản lý thực hiện việc kiểm tra, giám sát kết quả bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên chưa được các nhà trường quan tâm, đặc biệt việc thiết kế các tiêu chí rõ ràng và kiểm tra, thu thập các thông tin, minh chứng chưa được thực hiện thường xuyên.

2.4.5. Thực trạng về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi

dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV THCS

Bảng 2.18. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng NLĐG

trong dạy học cho GV THCS

Mức độ ảnh hưởng

Rất lớn Lớn Ít Khơng

Các tiêu chí đánh giá

SL % SL % SL % SL %

1. Nhóm các yếu tố thuộc về BGH và Tổ trưởng chyên môn

1.1. Năng lực quản lý của BGH đối với hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV

43 28.7 86 57.3 21 14.0 0 0 1.2. Sự quan tâm thiết thực của BGH

đến hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV

35 23.3 87 58.0 24 16.0 4 2.7 1.3. Trình độ và năng lực của tổ

trưởng TCM 50 33.3 91 60.7 9 6.0 0 0

1.4. Sự động viên, khích lệ, thưởng phạt kịp thời của BGH đối với đông tác bồi dưỡng đội ngũ GV

33 22.0 82 54.7 30 20.0 5 3.3

2. Nhóm các yếu tố thuộc về Thầy/Cô và các đồng nghiệp

2.1. Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng

của GV 36 24.0 75 50.0 31 20.7 8 5.3

2.2. Năng lực và tinh thần trách nhiệm

của GV cốt cán 43 28.7 72 48.0 33 22.0 2 1.3 2.3. Sự say mê nghề nghiệp của GV 38 25.3 76 50.7 33 22.0 3 2.0 2.4. Sự cộng tác, phối hợp giữa các GV 44 29.3 76 50.7 27 18.0 3 2.0

3. Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường quản lý

3.1. Mục tiêu giáo dục phổ thông; mục

tiêu phấn đấu của nhà trường 32 21.3 71 47.3 43 28.7 4 2.7 3.2. Cơ sở vật chất của nhà trường 30 20.0 75 50.0 37 24.7 8 5.3 3.3. Những thuận lợi, khó khăn về điều

kiện KT-XN địa phương 36 24.0 72 48.0 39 26.0 3 2.0 3.4. Sự ủng hộ của các cấp quản lý

trên nhà trường 29 19.3 73 48.7 37 24.7 11 7.3

Qua số liệu thu được ở bảng 2.18 cho thấy ý kiến của các nhà giáo được hỏi đều cho đánh giá các yếu tố trên ảnh hưởng nhiều đến quản lý bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho giáo viên THCS.

Nhóm yếu tố thuộc về BGH và TTCM được đánh giá là nhóm ảnh hưởng nhiều nhất tới QL BD NLĐG trong dạy học cho GV THCS, kế tiếp là nhóm các yếu tố thuộc về GV và cuối cùng là nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường QL. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chênh lệch là rất ít.

Ở nhóm các yếu tố thuộc về BGH và TTCM, các ý kiến này cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến QL BD NLĐG trong dạy học cho GV là trình độ và NL của TTCM, kế tiếp là NL quản lý của Hiệu trưởng đối với BD NLĐG trong dạy học cho GV; sự quan tâm thiết thực của Hiệu trưởng đến BD NLĐG trong dạy học cho GV và cuối cùng là sự động viên khích lệ, thưởng phạt kịp thời của Hiệu trưởng đối với công tác BD đội ngũ GV. Điều này cho thấy CBQL và GV đều coi trọng NL QL của Hiệu trưởng, TTCM đối với việc BD NLĐG trong dạy học cho GV ở trường THCS.

Ở nhóm các yếu tố thuộc về GV, thì yếu tố sự cộng tác, phối hợp giữa các GV được đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là năng lực và tinh thần trách nhiệm của GV cốt cán; sự say mê nghề nghiệp của GV và cuối cùng là yếu tố nhận thức nhu cầu bồi dưỡng cho GV. Qua đó cho thấy CBQL và GV đã đề cao vai trò hợp tác của các thành viên trong hoạt động, điều này cần được lưu ý trong khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.

Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện và mơi trường quản lý thì yếu tố những thuận lợi và khó khăn về điều kiện KT-XH của địa phương được cho là ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là yếu tố mục tiêu giáo dục phổ thông; mục tiêu phấn đấu của nhà trường; sự ủng hộ của các cấp trên nhà trường và cuối cùng là yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường.

2.4.6. Đánh giá về hiệu quả tổ chức thực hiện và vai trò của BGH

Việc tổ chức BD NLĐG trong dạy học cho GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện đã được các nhà trường quan tâm, mang lại hiệu quả tích cực trong cơng tác dạy và học. BGH các nhà trường đã làm khá tốt từ việc xây

dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện với hình thức, phương pháp phù hợp với nội dung bồi dưỡng.

Qua BD phần lớn giáo viên đã xác định, mô tả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học cụ thể để từ đó thiết kế các hoạt động đánh giá quá trình học sinh thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ học tập; thu thập, xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá trên cơ sở đó cho những thơng tin phản hồi để hướng dẫn hay động viên học sinh tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; thiết kế các hoạt động, công cụ để đánh giá kết quả học tập và đưa ra những quyết định về cá nhân như xét lên lớp, xác định những khả năng và phẩm chất của học sinh; phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động dạy học và đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao năng lực chuyên môn.

Tuy nhiên ở một số trường BGH vẫn chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động BD NLĐG trong dạy học cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra trường, giáo có tuổi đã quen với nếp dạy cũ, các giáo viên là người địa phương (dân tộc ít người), vì vậy BGH các nhà trường cần phát huy vai trò quản lý trong công tác BD NLĐG trong dạy học cho GV, phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thúc đẩy phong trào tự học - tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá trong đội ngũ GV bằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân GV và của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS huyện Hoành Bồ đánh giá trong dạy học cho giáo viên THCS huyện Hoành Bồ

2.5.1. Mặt mạnh

- Hoạt động bồi dưỡng GV nói chung và BD NLĐG trong dạy học cho GV tại các nhà trường đã được quan tâm chỉ đạo từ Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư đã tạo điều kiện để các TCM, giáo viên ở trường THCS tổ chức hoạt động BDGV tại trường, cụm trường.

- Đa số CBQL, GV nhận thức được vai trò của đánh giá trong dạy học. - Công tác BD NLĐG trong dạy học cho giáo viên đã có sự thống nhất chỉ đạo từ nhà trường đến các tổ chuyên môn và giáo viên.

+ CBQL đã xây dựng được kế hoạch BD tương đối cụ thể trong năm học của nhà trường, đồng thời chỉ đạo các tổ, nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch BD cho phù hợp với tổ, nhóm và sự chỉ đạo chung của nhà trường.

+ GV có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao đánh giá trong dạy học cho bản thân từ đó tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng tại tổ, nhóm chun mơn và tự bồi dưỡng.

- Nhà trường đã tổ chức nhiều chuyên đề bồi dưỡng về nội dung đánh giá trong dạy học cho giáo viên; tạo điều kiện để giáo viên được đi học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Đã từ bước ứng dụng CNTT vào việc đánh giá học sinh trọng dạy học.

Có được những kết quả trên là do các cấp quản lý giáo dục và nhà trường đã chỉ đạo thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giáo viên, quy chế về BDGV và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, chuẩn nghề nghiệp và các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học; nhiều GV đã tích cực học hỏi, hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ GD&ĐT và Cơng đồn Giáo dục Việt Nam phát động.

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, công tác BD NLĐG trong dạy học cho GV vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể là:

- Về hoạt động BD: Nội dung mang tính đồng loạt, phần lớn xuất

phát từ nhu cầu của công tác quản lý, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu của học viên (CBQL và GV) nên chưa phát huy được hứng thú, tích cực của học viên. Hình thức chủ yếu là BD tập trung, trực tiếp, theo bậc thang (giảng viên BD cho cán bộ cốt cán câp tỉnh, cốt cán cấp tỉnh BD cho cốt cán cấp huyện hoặc đại trà cho giáo viên và cán bộ quản lý ở địa phương). Hình thức BD qua nhiều tầng bậc dẫn đến nội dung BD bị rơi rụng, “tam sao thất bản”. Việc tập trung số lượng lớn người học tại một địa điểm với lượng thời gian nhất định nên khó đảm bảo chất lượng, nhiều khi cịn mang tính hình thức. Phương pháp BD chưa coi trọng việc tự học, tự nghiên cứu của học viên.

- Công tác quản lý chưa khoa học: Việc lập kế hoạch QL BDGV,

thiết kế chương trình bồi dưỡng nói chung và BD NLĐG trong dạy học cho GV ở trường THCS nói riêng chưa có tính kế hoạch cao. Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa khoa học, đặc biệt việc kiểm tra, đánh giá kết quả BD chưa được quan tâm; việc động viên, hỗ trợ học viên có kết quả BD tốt cũng chưa được chú ý nên người học có tâm lý ỷ lại, thụ động, tiếp thu nội dung BD một chiều.

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS chưa giúp

cho việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học mang lại hiệu quả cao. Số GV

thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các phương pháp dạy học cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa thực sự hiệu quả trong các trường trung học cơ sở.

- Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, cơng bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số, HS học tập thiên về ghi nhớ, ít quan tâm vận dụng kiến thức. Nhiều GV chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra cịn nặng tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả.

Thực trạng nói trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Đây là hệ quả của việc kéo dài thói quen và cách làm cũ của cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung; nhiều quy định mới của cấp trên chưa được cấp dưới chủ động triển khai, vận dụng linh hoạt, cụ thể cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng đơn vị; việc phân cấp cho cấp dưới và thực hiện quyền tự chủ của nhà trường, tổ chuyên môn và của giáo viên chưa thực hiện triệt để; việc nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kịp thời của cấp trên trong quá trình thực hiện phân cấp và giao quyền tự chủ chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)