2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá và hoạt động bồi dưỡng giáo
2.3.1. Thực trạng hoạt động đánh giá
Khảo sát trên 3 phương diện: Thực trạng áp dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học; thực trạng năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong dạy học của giáo viên và thực trạng nhu cầu bồi dưỡng NLĐGTDH của đội ngũ GV THCS trong huyện.
Trên cơ sở các phiếu khảo sát thu được, tác giả đã tiến hành thống kê, xử lý, lập bảng tổng hợp về việc áp dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học của giáo viên trong bảng dưới đây (bảng 2.6).
2.3.1.1. Thực trạng áp dụng các phương pháp đánh giá trong dạy học
Bảng 2.6. Các phương pháp đánh giá trong dạy học của giáo viên
Mức độ
Thường xuyên Đôi khi
Hiệu quả Chưa hiệu quả Hiệu quả cao Hiệu quả chưa cao Chưa áp dụng Phương pháp đánh giá trong dạy học SL % SL % SL % SL % SL % 1. Vấn đáp 122 81.3 19 12.7 6 4.0 3 2.0 0 0 2. Viết (tự luận) 102 68.0 19 12.7 18 12.0 11 7.3 0 0 3. Trắc nghiệm khách quan 90 60.0 19 12.7 25 16.6 13 8.7 3 2.0
4. Thông qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh
19 12.7 24 16.0 35 23.3 27 18.0 45 30.0 5. Đánh giá bằng các tình
huống bài tập, tiểu luận
20 13.3 11 7.3 33 22.0 49 32.7 37 24.7 6. Thông qua tương tác nhóm và
sản phẩm của nhóm
27 18.0 30 20.0 45 30.0 19 12.7 29 19.3 Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.6 cho thấy: Tất cả các phương pháp KT, ĐG đều được các GV đang trực tiếp giảng dạy sử dụng trong KT, ĐG kết quả học tập của HS. Nhưng mức độ sử dụng rất khác nhau. Trong đó, có tới 81.9% ý kiến xác định phương pháp đánh giá bằng vấn đáp được sử dụng thường xuyên, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên sử dụng phương pháp này tốn rất nhiều thời gian, lượng kiến thức được kiểm tra ít, chỉ phù hợp với kiểm tra miệng.
Đối với phương pháp tự luận có 68% ý kiến sự dụng thường xuyên, đạt hiệu quả trong các dạng bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết và cả kiểm tra học
kỳ; Trắc nghiệm khách quan cũng là một phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay ở các trường THCS, có tới 60% giáo viên áp dụng phương pháp này thường xuyên, đạt hiệu quả trong đánh giá học sinh.
Đặc biệt, qua việc điều tra nhận thấy rất rõ việc GV vẫn chỉ chú trọng vào các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống như vấn đáp, trắc nghiệm khách quan và tự luận mà quên đi các phương pháp kiểm tra khác mang tính hiệu quả, hiện đại đó là: thơng qua sản phẩm, qua hồ sơ học sinh chỉ có 12.7% ý kiến sử dụng thường xuyên, đạt hiệu quả, 30% ý kiến chưa áp dụng; thơng qua các tình huống bài tập, các hình thức tiểu luận chỉ có 13.3% ý kiến sử dụng thường xuyên, đạt hiệu quả, vẫn cịn có đến 24.7% ý kiến nhận là “chưa áp dụng”,...
2.3.1.2. Thực trạng năng lực giáo viên trong tổ chức hoạt động đánh giá
trong dạy học
Bảng 2.7. Năng lực đánh giá trong dạy học của giáo viên
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL % 1. Vận dụng linh hoạt về hình thức, thời
gian kiểm tra, đánh giá trong dạy học 61 40,6 74 49,3 9 6 6 4,1 2. Đảm bảo kiểm tra đánh giá mang
tính khách quan, tồn diện và phát huy được năng lực của học sinh (giả quyết vấn đề dựa trên vốn hiểu biết của nhiều mơn học và gắn với tình huống thực tế)
55 36,6 68 45,3 20 13,3 7 4,8
3. Đảm bảo việc đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh và tạo điều kiện để học sinh có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
66 44.0 70 46,6 14 9,4 0 0 4. Trong q trình kiểm tra đánh giá
có nhận xét, rút kinh nghiệm cho học sinh theo hướng thúc đẩy sự phát triển người học
43 28,6 57 38.0 39 26.0 11 7,4 5. Đánh giá học tập theo chuẩn kiến
thức, kỹ năng 115 76.7 27 18.0 8 5.3 0 0
6. Đánh giá học tập theo quan điểm
phát triển năng lực HS 45 30.0 48 32.0 30 20.0 27 18.0 7. Tiêu chí đánh giá khác (bổ sung) 0 0 0 0 0 0 0 0 ĐÁNH GIÁ CHUNG (tổng hợp các
Qua bảng 2.7 cho thấy: GV đã có năng lực tổ chức các hoạt động đánh giá trong dạy học tương đối tốt, trong đó đứng đầu là năng lực đánh giá học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, mức độ tốt đạt 76.7%, mức độ khá là 18.0%. Đứng thứ hai là năng lực vận dụng linh hoạt các hình thức, thời gian kiểm tra và đánh giá trong dạy học, mức độ tốt đạt 40.6%, mức độ khá đạt 49.3%; đảm bảo đánh giá mang tính khách quan, tồn diện và phát huy được năng lực của HS, mức độ tốt đạt 36.6%, mức độ khá 45.3%; đánh giá phù hợp với đối tượng HS và tạo điều kiện để HS có thể tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, mức độ tốt đạt 44.0%, mức độ khá 46.6%,... Cuối cùng là đánh giá học tập theo quan điểm phát triển năng lực học sinh, mức độ tốt đạt 30.0%, mức độ khá đạt 32.0%.
Tuy nhiên vẫn còn GV chưa biết vận dụng linh hoạt các hình thức đánh giá (chiến tỷ lệ 4,1%); việc đánh giá chưa phát huy được năng lực sở trường của học sinh, nhất là chưa đặt HS vào giải quyết các tình huống mang tính tổng hợp đòi hỏi vốn hiểu biết và vận dụng kiến thức liên mơn. Đặc biệt là có 7,4% giáo viên chưa thực hiện được lời nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá; 20% giáo viên đánh giá học tập theo quan điểm phát triển năng lực học sinh ở mức độ đạt, 18% ở mức độ chưa đạt. Đây được xem là một trong những điểm yếu của GV THCS huyện Hoành Bồ hiện nay.
Đánh giá chung năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong dạy học của giáo viên THCS huyện Hoành Bồ hiện nay mức độ tốt đạt 38.7%; mức độ khá đạt 40.0%, mức độ đạt là 16.0% và 5.3% chưa đạt. Như vậy, việc bồi dưỡng cho giáo viên THCS huyện Hoành Bồ về năng lực tổ chức hoạt động đánh giá trong dạy học trở nên vô cùng quan trọng và cần thiết.
2.3.1.3. Thực trạng nhu cầu của giáo viên THCS về bồi dưỡng NLĐGTDH a) Nhận thức về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học
Bảng 2.8. Nhận thức về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học
Ý kiến Về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học
SL (%)
1. Đối với học sinh:
1.1. Chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức
độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ khuyết 115 76.7
1.2. Là cơ hội giúp HS ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ 150 100 1.3. Là cơ sở để động viên, thúc đẩy sự tiến bộ, có ý thức vươn lên
đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình,
nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn
123 82 1.4. Ý kiến khác(bổ sung) 0 0
2. Đối với giáo viên:
2.1. Cung cấp các liên hệ ngược ngoài giúp GV nắm mức độ kiến thức, tư duy HS và điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp
150 100 2.2. Ý kiến khác(bổ sung) 0 0
3. Đối với cán bộ quản lý:
3.1. Cung cấp cho cán bộ QLGD thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị để có thể chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc
128 85.3 3.2. Là cơ sở để xây dựng các nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên 135 90 3.3. Ý kiến khác (bổ sung) 0 0
Qua số liệu ở bảng 2.8 cho thấy: Hầu hết CBQL và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở 14 trường có cấp THCS đều có nhận thức tương đối đúng và đầy đủ về vai trò của đổi mới đánh giá trong dạy học. Điều đó thể hiện: có 100% ý kiến đồng ý đổi mới đánh giá trong dạy học là cơ hội giúp HS ôn tập, củng cố tri thức, phát triển trí tuệ; có 82% ý kiến đồng ý là cơ sở để động viên, thúc đẩy sự tiến bộ, có ý thức vươn lên đạt những kết quả cao hơn, củng cố lòng tin vào khả năng của mình, nâng cao ý thức tự giác, khắc phục tính chủ quan tự mãn; có 76.7% ý kiến đồng ý chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học ở mức độ nào, cịn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
Như vậy, đánh giá đúng thực chất, đồng thời xem xét trong những bối cảnh thực tế của học sinh thì việc đánh giá rất có ý nghĩa rất lớn trong việc động viên, thúc đẩy học sinh.
Với 100% số GV cho rằng đánh giá cung cấp các liên hệ ngược ngoài giúp GV nắm mức độ kiến thức, tư duy HS và điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp. Chúng ta thấy có sự tác động 2 chiều ở đây, một là theo chiều từ phía giáo viên đến HS. Tức là HS là đối tượng chịu sự tác động của GV, thông qua đánh giá GV biết được lượng kiến thức và năng lực mà học sinh đã có, để điều chỉnh, hồn thiện hoạt động học tập của HS đồng thời hướng dẫn HS tự điều chỉnh, tự hồn thiện hoạt động học của mình. Hai là theo chiều từ phía học sinh đến giáo viên, qua đánh giá giáo viên thấy được với những kiến thức và năng lực của học sinh đã có, cần phải điều chỉnh, thiết kế các hoạt động dạy của mình sao cho phù hợp.
Như vậy mối quan hệ tác động hai chiều giữa vai trò chủ đạo của GV và vai trị chủ động, tích cực của HS phải được thể hiện trong việc đánh giá. Muốn vậy, cần cơng khai hố các tiêu chí đánh giá, thông báo cho HS biết đáp án, thang điểm để các em có thể tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. Sau mỗi bài kiểm tra GV phân tích cho HS những ưu điểm, những sáng tạo trong bài làm cần phát huy, đồng thời phân tích kĩ những sai sót để cải tiến việc học tập của các em, qua đó GV có những điều chỉnh trong hoạt động dạy của mình và giúp HS khắc phục những thiếu sót và hạn chế đó.
b) Nhận thức về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học
Tác giả đã khảo sát và lấy ý kiến của của BGH, TTCM và giáo viên về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học cho đội ngũ giáo viên trong các trường có cấp THCS trên địa bàn huyện.
Kết quả khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học thể hiện trong bảng 2.9:
Bảng 2.9. Nhu cầu bồi dưỡng Năng lực đánh giá trong dạy học
Mức độ
Rất cần Cần Ít cần Khơng cần
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL %
1. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới hoạt động KT-ĐG (phát triển năng lực HS)
86 57.3 58 38.7 6 4.0 0 0 2. Bồi dưỡng về các kỹ thuật ra ma
trận, đề kiểm tra 47 31.3 83 55.3 17 11.3 3 2.0 3. Bồi dưỡng về ứng dụng CNTT
trong đánh giá 67 44.7 77 51.3 6 4.0 0 0
4. Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng hướng dẫn cho học sinh tự suy ngẫm, tự đánh giá
61 40.7 83 55.3 3 2.0 3 2.0 5. Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến
thức đánh giá HS thông qua trải nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế
75 50.0 75 50.0 0 0 0 0 6. Bồi dưỡng kỹ năng kết hợp linh
hoạt các phương pháp, hình thức đánh giá trong dạy học...
80 53.3 67 44.7 3 2.0 0 0 7. Các hoạt động bồi dưỡng khác có liên
quan như: bồi dưỡng phương pháp dạy học, ngoại khóa, NGLL...
44 29.3 89 59.3 14 9.4 3 2.0
8. Ý kiến khác(bổ sung): 0 0 0 0 0 0 0 0
Số liệu bảng 2.9 cho thấy: đa số CBQL và GV đều thống nhất cao các nội dung rất cần và cần bồi dưỡng đổi mới đánh giá trong dạy học, đây chính là cơ sở để nhà quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và xác định các nội dung bồi dưỡng cho giáo viên trong thời gian tiếp theo.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về các chủ trương, quan điểm của Bộ, của Sở và của Phòng GD&ĐT đối với hoạt động KT, ĐG (đặc biệt là KT, ĐG theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh)
Về nội dung này, hầu hết CBQL và GV đã xác định được vai trò của việc bồi dưỡng thể hiện mức độ rất cần và cần đạt 96%. Thực tế tại các nhà trường hiện nay, việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về vai trị của đánh giá vẫn cịn coi nhẹ, chính điều này đã làm cho giáo viên chỉ dừng lại ở một lối mòn đánh giá đã xây dựng từ trước đến nay, không chịu cập nhật những cái mới, cái hay của xã hội dẫn đến lạc hậu trong khâu đánh giá.
- Bồi dưỡng về các kỹ thuật ra ma trận, đề kiểm tra
Với kết quả rất khả quan về nội dung này khi mức độ rất cần và cần đạt 86.6%, có 13.3% ý kiến ít cần và khơng cần. Có thể thấy đây là việc làm đã được Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT triển khai rất lâu rồi, chính vì vậy mà các trường đã thường xun quan tâm bồi dưỡng nên cho thấy hiệu quả tương đối cao.
- Bồi dưỡng về ứng dụng CNTT trong đánh giá
Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và đánh giá là một vấn đề rất quan trọng, nó giúp cho các cơng đoạn của việc đánh giá được thu ngắn lại và chính xác hơn. Chính vì điều này mà có 96% CBQL và GV cho rằng việc bồi dưỡng về ứng dụng CNTT rất cần và cần. Tuy nhiên sự bồi dưỡng này chỉ dừng lại ở các việc làm đơn giản như: chuẩn bị đề thi bằng việc đánh máy tính và in sao cho mỗi học sinh một bản, sử dụng camera trong phịng thi, tính điểm, cộng điểm trên máy tính, trình chiếu đề kiểm tra... mà chưa ứng dụng cách chấm thi trên máy tính.
- Bồi dưỡng cho giáo viên khả năng hướng dẫn cho HS tự suy ngẫm, tự
đánh giá
Khi được hỏi về vấn đề này thì 96% số CBQL và GV xác định đây là nội dung rất cần và cần bồi dưỡng, chỉ có 4% cho rằng khơng cần và ít cần.
Đây là một thực trạng về ĐG tại các trường THCS, hầu hết GV là người đánh giá HS mà ít cho HS cơ hội để tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, đây được xem là yếu tốt quyết định đến sự tiến bộ của học sinh, tạo cho học sinh sự sáng tạo, thúc đẩy khả năng của bản thân mình và tự tin trước kết quả đánh giá.
- Bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức đánh giá HS thông qua trải
nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế cuộc sống
Với nội dung bồi dưỡng này, thì 100% số CBQL và GV được hỏi đều cho rằng đây là nội dung rất cần và cần được bồi dưỡng.
Giải thích về vấn đề này, CBQL cho rằng, trong chương trình dạy học hiện nay hầu hết thời gian đánh giá học sinh chỉ bó hẹp trong khoảng 15 phút đầu tiết học, 45 phút kiểm tra 1 tiết hoặc học kỳ nên chỉ kiểm tra một lượng
kiến thức nhỏ, rất ít GV có thể bố trí cho học sinh trải nghiệm thực tế và kiểm tra thông qua việc giải thích vận dụng vào các tình huống cụ thể. Mặt khác rất nhiều giáo viên chưa hình dung và hiểu hết việc đánh giá HS thông qua trải nghiệm thực tiễn, vận dụng giải quyết tình huống trong thực tế. Đây là một sự yếu kém của ĐG trong nhà trường hiện nay, cũng là một vần đề rất quan trọng mà trong việc nghiên cứu đề tài này mong muốn được tháo gỡ phần nào đó cho GV.
Ở hai nội dung tiếp theo: Bồi dưỡng kỹ năng kết hợp linh hoạt các
phương pháp, hình thức đánh giá trong dạy học và các hoạt động bồi dưỡng khác có liên quan như: bồi dưỡng phương pháp dạy học, tổ chức ngoại khóa,