2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá và hoạt động bồi dưỡng giáo
2.3.2. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn huyện
Kết quả khảo sát về thực trạng tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.10. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS trên địa bàn huyện
Mức độ Tốt Khá Đạt Chưa đạt Chưa có Các tiêu chí đánh giá SL % SL % SL % SL % SL % 1. Về lập kế hoạch và Chương trình bồi dưỡng
34 22.7 65 43.3 45 30.0 6 4.0 0 0 2. Về nội dung bồi dưỡng
giáo viên về Đánh giá
42 28.0 75 50.0 30 20.0 3 2.0 0 0 3. Về Phương pháp bồi dưỡng
và hình thức bồi dưỡng về đánh giá trong DH
40 26.7 70 46.7 32 21.3 8 5.3 0 0
4. Về đánh giá kết quả công tác Bồi dưỡng
49 32.7 87 58.0 11 7.3 3 2.0 0 0 5. Về hiệu quả thực tế của
các hoạt động bồi dưỡng
34 22.7 78 52.0 30 20.0 8 5.3 0 0 6. Về hiệu quả vận dụng thực tế
Đánh giá trong dạy học
30 20.0 56 37.3 51 34.0 13 8.7 0 0
2.3.2.1. Kế hoạch và chương trình bồi dưỡng
Qua kết quả bảng 2.10 cho thấy:
Đa số CBQL các nhà trường đã lập kế hoạch và chương trình bồi dưỡng cho giáo viên, đã hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo học kỳ và năm học, chỉ ra được các nội dung thực hiện và dự kiến mốc thời gian thực hiện các nội dung đó sát với chương trình bồi dưỡng của Bộ, của Sở, của Phòng GD&ĐT và nhu cầu bồi dưỡng của bản thân giáo viên, có 23.3% ý kiến đánh giá tốt, 43.3 % ý kiến đánh giá khá.
Tuy nhiên vẫn còn 29.4% ý kiến đánh giá việc lập kế hoạch và chương trình bồi dưỡng ở mức độ đạt, 4.0% chưa đạt, đây chủ yếu là CBQL và giáo viên địa phương một số trường vùng cao, do hạn chế về tuổi tác, trình độ đào tạo và chuyên mơn nghiệp vụ vì vậy cần phải quan tâm bồi dưỡng các đối tượng trên.
2.3.2.2. Nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng a) Nội dung bồi dưỡng
Dựa vào số liệu ở bảng 2.10 cho thấy nội dung bồi dưỡng có 28% ý kiến đánh giá tốt, 50% khá, 20% đạt và 2.0% chưa đạt. Hiệu quả thực hiện từng nội dung bồi dưỡng giáo viên thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.11. Hiệu quả thực hiện nội dung bồi dưỡng giáo viên hiện nay
Mức độ
Tốt Khá Đạt Chưa đạt Chưa có
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL % SL %
1. Chủ trương, giải pháp chỉ đạo của ngành về đổi mới và phát triển GD&ĐT
29 19.3 55 36.7 54 36.0 12 8.0 0 0 2. Kiến thức chuyên môn 45 30.0 77 51.3 25 16.7 3 2.0 0 0 3. Các nội dung về G.dục học, tâm lý học 35 23.3 67 44.7 37 24.7 11 7.3 0 0 4. Phương pháp/lý luận DH 44 29.3 87 58.0 13 8.7 6 4.0 0 0 5. Lý thuyết về các PP dạy học tích cực 41 27.3 79 52.7 28 18.7 2 1.3 0 0 6. Các kỹ thuật DH tích cực 35 23.3 75 50.0 31 20.7 9 6.0 0 0 7. Năng lực đánh giá 24 16.0 40 26.7 51 34.0 27 18.0 8 5.3
Dựa vào bảng số liệu 2.11 có thể nhận xét: nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên đã được quan tâm bồi dưỡng hướng theo các tiêu chí của năng lực dạy học mà Bộ GD&ĐT quy định, triển khai trong thực tế cũng đã phù hợp, đạt được mục tiêu đề ra và đã đưa ra một số nội dung bồi dưỡng và cách thức triển khai mới. Các CBQL và GV được hỏi đánh giá cao việc bồi dưỡng chuyên môn, mức độ tốt là 30%, mức độ khá là 51.3%; phương pháp/lý luận dạy học, mức độ tốt là 29.3%, mức độ khá là 58.0%; lý thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, mức độ tốt là 27.3%, mức độ khá là 52.7%; các kỹ thuật dạy học tích cực, mức độ tốt là 23.3%, mức độ khá là 44,7%. Điều đó đã chứng minh rằng cả CBQL và GV đều rất quan tâm đến việc thực hành dạy học.
Kế tiếp là nội dung về chủ trương, giải pháp chỉ đạo của ngành về đổi mới và phát triển GD&ĐT, đây là nội dung được đánh giá là rất cần thiết đối với CBQL và GV nhưng vẫn còn 36% ý kiến đánh giá đạt, 8.0% chưa đạt. Cuối cùng là nội dung năng lực đánh giá, chỉ có 16.0% ý kiến đánh giá tốt, 26.7% ý kiến đánh giá khá, vẫn còn 34% đạt và 18% chưa đạt.
Thực tế đó đã một lần nữa khẳng định cần phải BD thêm cho GV những hiểu biết về chủ trương, giải pháp chỉ đạo của ngành về đổi mới và phát triển GD&ĐT để nâng cao tầm nhìn, từ đó GV sẽ có động lực tự học, tìm kiếm cơ hội học tập để nâng cao trình độ, bồi dưỡng năng lực đánh giá đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục.
b) Phương pháp và hình thức bồi dưỡng GV về Đánh giá trong dạy học
Theo bảng 2.10, phương pháp và hình hình thức bồi dưỡng GV về ĐGTDH đánh giá mức độ tốt đạt 26.7%, mức độ khá đạt 46.7%, số lượng GV đánh giá phương pháp và hình thức bồi dưỡng ở mức độ đạt vẫn còn khá cao 21,3%, mức độ chưa đạt là 5.3%.
- Thống kê kết quả khảo sát về các hình thức bồi dưỡng giáo viên về đánh giá trong dạy học được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.12. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên về Đánh giá trong dạy học
Mức độ
Thường xun Đơi khi Rất ít Chưa
Các tiêu chí đánh giá
SL % SL % SL % SL %
1. Sinh hoạt chuyên môn tại TCM: Dự giờ, thao giảng
144 96.0 6 4.0 0 0 0 0
2. Tự học: Tự chọn chủ đề/nội dung; tìm tư liệu; viết thu hoạch
123 82.0 27 18.0 0 0 0 0 3. Hỗ trợ sinh hoạt tổ chuyên
môn và tự học
3.1. Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở trường hoặc theo cụm trường
108 72.0 39 26.0 3 2.0
3.2. Tham quan, học tập kinh nghiệm của trường bạn
33 22.0 85 56.7 27 18.0 5 3.3 3.3. BD tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc 64 42.7 72 48.0 6 4.0 8 5.3 3.4. Phân công kèm cặp 82 54.7 46 30.7 11 7.3 11 7.3 3.5. Học tập từ xa 39 26.0 64 42.7 33 22.0 14 9.3 4. Hình thức khác (bổ sung) 0 0 0 0 0 0 0 0
Số liệu bảng 2.12 cho thấy: Hình thức bồi dưỡng qua sinh hoạt chuyên môn được khẳng định là sử dụng thường xuyên nhất (96.0%), kế đến là nhóm hình thức tự học (82.0%) và cuối cùng là nhóm các hình thức hỗ trợ sinh hoạt chun mơn và tự học, trong nhóm này hình thức bồi dưỡng qua hoạt động chun mơn theo trường/cụm trường có 72% ý kiến đánh giá sử dụng thường xuyên. Điều này thể hiện được thực tế hoạt động bồi dưỡng giáo viên ở huyện Hoành Bồ, là huyện miền núi nên các trường THCS không nằm tập trung trên một địa bàn vì vậy Phịng GD&ĐT chia thành các cụm trường để tiện cho sinh việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường hoặc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên.
Một điều đáng quan tâm là một nhóm nhỏ giáo viên được hỏi cho rằng hình thức học tập từ xa (9.3%), tham quan học tập kinh nghiệm của trường bạn (3.3%), phân công kèm cặp (7.3%) và BD tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc chưa được áp dụng. Khi hỏi cụ thể hơn về mức độ thường xuyên áp dụng các hình thức bồi dưỡng về đánh giá trong dạy học hiện nay, tác giả cũng thu được những câu
trả lời khác nhau. Về hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo quy chế, nhiều nhà giáo cho biết đây là hình thức bắt buộc nhưng thực tế có những trường thực hiện chưa nghiêm túc hoặc thực hiện qua loa, chiếu lệ.
Với hình thức bồi dưỡng tập trung là hình thức bồi dưỡng trực tiếp, theo bậc thang (giảng viên BD cho cán bộ cốt cán câp tỉnh, cốt cán cấp tỉnh BD cho cốt cán cấp huyện hoặc đại trà cho giáo viên và cán bộ quản lý ở địa phương), qua nhiều tầng bậc dẫn đến nội dung BD bị rơi rụng, “tam sao thất bản”. Việc tập trung số lượng lớn người học tại một địa điểm với lượng thời gian nhất định nên khó đảm bảo chất lượng, nhiều khi cịn mang tính hình thức.
Điều cịn tồn tại nhất ở tất cả các hình thức bồi dưỡng đang thực hiện đều làm chưa tốt khâu kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng. Do đó hình thức bồi dưỡng cho giáo viên về đánh giá trong dạy học phải được điều chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu và điều kiện của người học và phải được quản lý thực hiện nghiêm túc.
- Thống kê khảo sát về các phương pháp sử dụng trong bồi dưỡng GV về đánh giá trong dạy học được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.13. Các phương pháp bồi dưỡng giáo viên về Đánh giá trong dạy học
Mức độ Thường
xun Đơi khi Rất ít Chưa
Các tiêu chí đánh giá SL % SL % SL % SL % 1. PP thực hành cá nhân hoặc theo nhóm 91 60.7 50 33.3 9 6.0 0 0 2. PP trải nghiệm thực tế/ thực hành/ thực tập 75 50.0 46 30.7 23 15.3 6 4.0 3. PP thuyết trình 100 66.7 31 20.7 17 11.3 2 1.3 4. PP thảo luận, hỏi đáp, xemina 72 56.0 42 28.0 31 20.6 5 3.3 5. PP nghiên cứu tài liệu 92 61.3 48 32.0 10 6.7 0 0
6. PP khác (bổ sung) 0 0 0 0 0 0 0 0
Bảng số liệu bảng 2.13 cho thấy, các đối tượng được hỏi đều đánh giá các phương pháp đều thường xuyên được được sử dụng trong bồi dưỡng
giáo viên về đánh giá trong dạy học. Trong đó phương pháp thuyết trình là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, có 66.7% ý kiến thường xuyên sử dụng. Điều này xuất phát từ thực tế giảng dạy của một số giáo viên. Họ quen với cách dạy truyền thống theo kiểu truyền thụ tri thức một chiều mà không chú ý đến việc tổ chức, thảo luận, trao đổi phát huy tính tích cực của người học.
Cũng có thể xuất phát từ đặc điểm của bài học không thật cần thiết phải thảo luận, xemina. Tiếp đến phương pháp nghiên cứu tài liệu có 61.3%, phương pháp thực hành cá nhân hoặc theo nhóm có 60.7% ý kiến thường xuyên sử dụng. Cuối cùng là phương pháp thảo luận, hỏi đáp, xemina có 56%, phương pháp trải nghiệm thực tế/thực hành/thực tập có 50% ý kiến thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên số giáo viên rất ít hoặc chưa sử dụng hai phương pháp này vẫn còn khá nhiều (phương pháp trải nghiệm thực tế/thực hành/thực tập có 15.3% rất ít sử dụng, 4.0% chưa sử dụng; phương pháp thảo luận, xemina có 20.6% ý kiến rất ít sử dụng, 3.3% chưa sử dụng).
Với tình hình phát triển giáo dục hiện nay hai nhóm phương pháp này cần được thường xuyên bồi dưỡng cho giáo viên để họ vận dụng linh hoạt, phù hợp với nội dung và hoàn cảnh bồi dưỡng, đặc biệt phát huy hiệu quả trong bồi dưỡng về Đánh giá trong dạy học.
c) Nhận định về hiệu quả công tác bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng
năng lực đánh giá trong dạy học cho giáo viên
Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy có việc tổ chức bồi dưỡng năng lực trong dạy học cho giáo viên nói chung và giáo viên THCS nói riêng vẫn được Bộ, Sở, Phịng GD&ĐT và các nhà trường tổ chức hàng năm, những kiến thức bồi dưỡng đã được Ban giám hiệu và giáo viên quan tâm, áp dụng vào thực tế giảng dạy, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường, đánh giá mức độ tốt là 32.7%, mức độ khá là 58%.
Tuy nhiên hiệu quả thực tế của các hoạt động bồi dưỡng giáo viên khơng được như vậy, vẫn có 5.3% số giáo viên được hỏi đánh giá chưa đạt. Việc vận dụng thực tế đánh giá trong dạy học cũng chưa được quan tâm đúng mức, mức
độ tốt là 20%, mức độ khá là 37.3%, mức độ đạt vẫn còn 34.0% và chưa đạt là 8.7%. Khi được hỏi nguyên nhân vì sao, một số giáo viên cho rẳng: việc chỉ đạo của các cấp quản lý chưa thật phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên, việc đánh giá kết quả bồi dưỡng cũng chưa thật thỏa đáng.
Phải làm sao để các cán bộ quản lý tìm được sự đồng thuận với giáo viên trong công tác bồi dưỡng nói chung, bồi dưỡng năng lực đánh giá trong dạy học nói riêng. Có như vậy cơng tác bồi dưỡng mới thực sự mang lại hiệu quả.