Trên cơ sở những định hướng trên và từ thực tiễn nghiên cứu ở Chương 2 đang đặt ra cho các nhà QLGD phải có các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG cho đội ngũ GV THCS phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính kế thừa
Khi đề xuất các biện pháp phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và cơng tác BDGV THCS nói riêng (trong đó có BD NLĐG trong dạy học), đồng thời phải căn cứ sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và của nhà trường.
Khi sử dụng biện pháp quản lý BD NLĐG trong dạy học cho GV phải biết kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trong hiện tại, những thành tựu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và công tác dạy và học, không được phủ nhận tất cả.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn (tính cấp thiết và khả thi)
Việc đề xuất các biện pháp trên cơ sở đã tiến hành thăm dò ý kiến các nội dung bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV; nguyện vọng đối với các nội dung cần bồi dưỡng và đều nhận được ý kiến nhất trí cao.
Trên thực tế mỗi trường THCS trên huyện lại có đặc điểm khác nhau về cơ cấu, trình độ, năng lực của giáo viên, điều kiện CSVC kĩ thuật. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo tính thực tiễn, linh hoạt:
- Áp dụng được vào thực tiễn mỗi nhà trường một cách hiệu quả.
- Đáp ứng được yêu cầu thực tiễn: nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GD và yêu cầu hội nhập.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV phải được tổ chức hợp lý, tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của việc bồi dưỡng NLĐG trong dạy học cho GV nhằm tạo ra những thay đổi của vấn đề này.
Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những không loại trừ nhau, mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả đạt được mục đích đề ra.