1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng-an
1.4.1. Qui hoạch đội ngũ về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức
Có quy hoạch, kế hoạch tổng thể xây dựng, phát triển đội ngũ dài hạn, ngắn hạn, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng
- Đồng bộ về cơ cấu, đủ về số lượng
Có sự kế tiếp giữa các thế hệ giảng viên. Trong đội ngũ giảng viên có các độ tuổi, các lớp giảng viên “gối” nhau để không bị hẫng hụt. Số lượng đội ngũ giảng viên, phải bảo đảm bố trí, sắp xếp đủ theo yêu cầu, đúng biểu tổ chức biên chế của Bộ Tổng Tham mưu Bộ Quốc phịng quy định. Có nguồn kế cận và dự trữ để sẵn sàng bổ sung thay thế khi cần thiết.
Chỉ thị số 12 – CT/TW, ngày 3 tháng 5 năm 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phịng, an ninh trong tình hình mới xác định rõ: “… xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh hệ chính quy, bảo đảm đến năm 2015 các nhà trường và các trung tâm giáo dục quốc phòng đủ giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh” [22, tr.4]. Đồng thời, Chính phủ chỉ rõ: “Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan nghiên cứu xây dựng Đề án đào tạo giảng viên giáo dục quốc phòng – an ninh cho các trường đại học, cao đẳng” [13, tr.7].
Đội ngũ giảng viên phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Yên tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, trực tiếp là giảng dạy GDQP - AN. Có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, nhạy bén về chính trị, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện, tư tưởng, quan điểm, hành động sai trái, phản động của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Có thái độ tích cực đối với hoạt động sư phạm, có tác phong chính qui, phong cách dân chủ tập thể cởi mở và đồn kết, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, gần gũi đối với học viên, được mọi người tin tưởng. Đồng thời, giảng viên GDQP - AN phải có khả năng nghiên cứu khoa học, đây là một yêu cầu quan trọng và cũng là một tiêu chí đánh giá chất lượng của người giảng viên. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên sẽ tạo ra tiềm lực bên trong cho sự phát triển của họ.
Đối với đội ngũ giảng viên GDQP - AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, Chính phủ chỉ rõ phải: "nâng cao chất lượng các loại hình đào tạo giáo viên GDQP - AN, phối hợp xây dựng đề án đào tạo giáo viên GDQP - AN để từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển" [13, tr.5].