Theo Quyết định số 60/2003/QĐ-BQP ngày 23/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 2015 đến 2020, cùng với việc tăng số lượng đào tạo ĐNGV, giáo viên GDQP - AN để thay thế dần sỹ quan biệt phái; tăng cả số lượng và nâng cao năng lực các Trung tâm giáo dục QP - AN; giảm dần số lượng các đơn vị sử dụng sỹ quan biệt phái. Đến năm 2020 đội ngũ giảng viên, giáo viên GDQP- AN sau khi đào tạo văn bằng 2 bổ sung cho các cơ sở giáo dục cơ bản đủ. Sau năm 2020 sẽ giảm dần sỹ quan biệt phái, chỉ để lại các vị trí chủ chốt. Khi đó, các Trung tâm GDQP- AN được biên chế 09 đến 15 sỹ quan; các khoa được 05 đến 10 sỹ quan với tổng số khoảng hơn 550 SQBP trong toàn ngành. Trong đó có 487 sỹ quan làm cơng tác giảng dạy trong các nhà trường và 20 sỹ quan làm công tác quản lý tại cơ quan Bộ GD&ĐT.
Đối với Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I, theo dự báo từ nay đến năm 2020 lưu lượng sinh viên đến học tập tại Trung tâm sẽ là khoảng 30.000 sinh viên/năm. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu đó, Ban Giám đốc Trung tâm và cơ quan phải chủ động xây dựng tiêu chuẩn, yêu cầu phát triển đội ngũ giảng viên dựa trên cơ sở tiêu chuẩn xây dựng cán bộ quân đội, tiêu chuẩn xây dựng giảng viên quân đội, tiêu chí của giảng viên đại học. Trước mắt, tiêu chuẩn người giảng viên được Ban Giám đốc Trung tâm GDQP
Hà Nội xác định đó là, ngồi các tiêu chuẩn chung của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng, đội ngũ giảng viên GDQP - AN của Trung tâm phải phấn đấu đạt các tiêu chí sau:
- 100% giảng viên là sĩ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- 100% giảng viên có trình độ đại học qn sự, trong đó có 30% trình độ sau đại học.
- 100% giảng viên có trình độ tin học, ngoại ngữ phục vụ được cơng tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học ...