tâm giáo dục quốc phòng - an ninh
Phát triển ĐNGV hiện nay chịu tác động tổng hợp, đa chiều của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp. Sự tác động đó biểu hiện cụ thể ở những yếu tố sau:
Thứ nhất, những tác động của điều kiện kinh tế - xã hội nước ta trong bối cảnh
tồn cầu hóa và hội nhập hiện nay đến tâm lý, tình cảm và xu hướng của đội ngũ giảng viên và công tác phát triển đội ngũ giảng viên ở Trung tâm.
Đất nước ta đang đổi mới đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất và đã thu được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt… Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách ưu đãi đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giảng viên GDQP - AN nói riêng cịn nhiều bất cập, chưa có nhiều thay đổi so với trước đây, vẫn chỉ có tiền lương theo cấp bậc qn hàm và chức vụ khơng có tiền đứng lớp, tiền khu vực… nên ảnh hưởng đến xu hướng nghề nghiệp, tâm tư tình cảm của đội ngũ giảng viên, làm cho một số giảng viên thiếu ý chí phấn đấu, phát triển trong nghề nghiệp.
Thứ hai, yêu cầu mới về xây dựng đội ngũ giảng viên trong hệ thống giáo
dục quốc dân theo Chỉ thị 40-CT/TƯ (2004) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước đối với công tác GDQP - AN (thông qua Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và các văn bản khác liên quan), Vì vậy, Ban Bí thư chỉ đạo phải tiến hành rà sốt, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ số lượng và cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, yêu cầu nâng cao chất lượng công tác GDQP - AN theo của Luật giáo dục quốc phịng và an ninh tác động tích cực, địi hỏi phải chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên môn học này.
Thứ ba, thực trạng công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên ở Trung
tâm GDQP. Trước yêu cầu tăng cường công tác GDQP - AN trong tình hình hình mới, địi hỏi cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên phải đổi mới, phát triển ngang tầm nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhìn chung đội ngũ giảng viên ở Trung tâm GDQP hiện nay còn thiếu và còn chưa đồng đều với những bất cập nhất định. Điều này địi phải có những biện pháp quyết liệt xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng học GDQP - AN hiện nay.
Thứ tư, Tình hình nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên tại các trung tâm
theo xu hướng từ nay đến năm 2020 là giai đoàn ổn định và hoàn thiện tổ chức biên chế đội ngũ SQBP. Từ năm 2020, số lượng SQBP giảm dần do ngành GD&ĐT đào tạo giảng viên giáo dục QP - AN. Tính từ tháng 9 năm 2013, các cơ sở giáo dục đại học mới tuyển sinh và đang tiến hành đào tạo giáo viên giáo dục QP – AN tại Quyết định 472/QĐ-TTg. Dự kiến năm 2015 có 570 sinh viên hệ đào tạo văn bằng 2 và năm 2017 có 426 sinh viên hệ chính quy dài hạn tập trung ra trường. Khi đó bắt đầu mới có nguồn bổ sung đội ngũ giảng viên cho các trung tâm GDQP - AN.
Thứ năm, các yếu tố khác như nhận thức của bản thân đội ngũ giảng viên
và nhu cầu học GDQP – AN của sinh viên cũng ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ giảng viên. Nhận thức của đội ngũ giảng viên tốt thì cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên sẽ mang tính chủ động và đạt hiệu quả cao hơn và ngược lại.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở phân tích lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên, đề tài đã hệ thống hoá và sử dụng các khái niệm cơ bản sau:
- Phát triển là biểu hiện sự thay đổi, sự tăng tiến cả về số lượng lẫn chất lượng của sự vật, hiện tượng, của con người trong cộng đồng và trong xã hội.
- Phát triển ĐNGV là quá trình các chủ thể quản lý sử dụng tổng hợp các biện pháp quản lý nguồn nhân lực nhằm bảo đảm cho đội ngũ giảng viên này có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng với nhu cầu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển ĐNGV ở Trung tâm GDQP - AN là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo, đạt chuẩn về chất lượng để đội ngũ giảng viên của Trung tâm hoạt động có hiệu quả, qua đó không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy GDQP - AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn mới hiện nay.
Trên cơ sở phân tích các tài liệu về nội dung phát triển đội ngũ giảng viên, đề tài đã tập trung làm rõ 5 Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học, cao đẳng:
+ Quy hoạch đội ngũ về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức; + Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên;
+ Xây dựng cơ chế chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng và bảo vệ quyền lợi đội ngũ giảng viên;
+ Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả; + Giám sát, kiểm tra, đánh giá.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI I 2.1. Khái quát về Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội I
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của trung tâm
Trung tâm GDQP Hà Nội I trực thuộc trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 2674/QĐ-GDĐT ngày 14 tháng 9 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức GDQP cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, trung học phổ thông trong khu vực, đào tạo sĩ quan dự bị và tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự. Từ năm 2005, Trung tâm được giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn. Trung tâm thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn: đội ngũ cán bộ giảng viên thiếu, kinh nghiệm giảng dạy ít, nội dung chương trình chưa ổn định, cơ sở vật chất cịn nhiều hạn chế trong khi đó lưu lượng HS-SV ngày càng tăng từ 13.000-20.000/năm. Dự kiến đến năm 2020 lượng sinh viên 1 năm khoảng 30.000 sinh viên.
Nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của công tác GDQP - AN cho sinh viên, nắm vững nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã tích cực, chủ động, kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Nhà trường, sử dụng tối đa quỹ thời gian, cơ sở vật chất, giảng đường, ký túc xá; đồng thời không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành Trung tâm đã tổ chức GDQP được 198 khóa học với tổng số 210.256 học sinh, sinh viên của 17 trường đại học, cao đẳng trong khu vực Hà Nội, chất lượng ngày càng được nâng cao. Đặc biệt trong 5 năm (từ năm 2009 đến nay), Trung tâm đã cấp chứng chỉ GDQP - AN cho 98.252 sinh viên hồn thành mơn học. Thời gian 1 khóa đào tạo ngắn,
kéo dài trong 1 tháng, trung bình mỗi năm Trung tâm giảng dạy 11 khóa học với lưu lượng gần 20.000 sinh viên/ năm. Qua kiểm tra, đánh giá có trên 98,8% sinh viên đạt yêu cầu, trong đó có 20,8% giỏi, 38% khá. Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm đã tuyển sinh, đào tạo được 7 khóa đào tạo giáo viên GDQP với tổng số 671 sinh viên, góp phần giải quyết tình trạng thiếu giáo viên GDQP - AN; từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên GDQP cho các trường trung học phổ thơng các tỉnh phía bắc; 100% giáo viên tốt nghiệp (trong đó 65% đạt khá, giỏi) được các trường trong địa bàn tiếp nhận và là địa chỉ tin cậy để các trường đại học đưa sinh viên vào học tập.
Thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, trên cơ sở chương trình, nội dung của Bộ, Trung tâm đã chủ động nghiên cứu, đổi mới nội dung, chương trình GDQP - AN cho phù hợp với nhiệm vụ quốc phịng, an ninh của địa bàn Thủ đơ và khu vực phía Bắc; cập nhật những vấn đề mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc (chủ quyền biển đảo; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; chiến tranh dùng vũ khí cơng nghệ cao...).
Xuất phát từ tính đặc thù của mơn GDQP - AN, Trung tâm đã xây dựng được quy trình và mơi trường giáo dục phù hợp với tính chất, đặc điểm mơn học và tâm lý học của học sinh, sinh viên; chấp hành nghiêm túc quy chế đào tạo, thi, kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để đảm bảo chất lượng dạy, học, Trung tâm luôn coi trọng đổi mới tổ chức và phương pháp giảng dạy, kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và rèn luyện. Qua học tập, ý thức quốc phòng, tri thức, kỹ năng quân sự của sinh viên được nâng lên; sinh viên được rèn luyện về kỷ luật, lễ tiết, tác phong, hình thành phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, xác định rõ trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biết vận dụng những kiến thức đã lĩnh hội được vào cuộc sống học tập, rèn luyện.
Cùng với các hoạt động giảng dạy, Trung tâm làm tốt công tác quản lý, rèn luyện sinh viên, trên cơ sở ban hành và duy trì nghiêm các quy chế: quản lý, rèn luyện đối với sinh viên và quy chế giảng dạy của giảng viên để sinh viên được sinh hoạt, học tập và rèn luyện, trưởng thành trong môi trường quân sự. Thường xuyên duy trì các hoạt động thi đua, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho người dạy và người học, biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong học tập, rèn luyện; tổ chức hát các bài ca truyền thống, đọc báo, nghe đài, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, hoạt động thể dục - thể thao. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bổ trợ kiến thức QP - AN cho sinh viên, như nghe nói chuyện thời sự, xem băng tư liệu, thơng tin khoa học quân sự, tham quan bảo tàng, luyện tập báo động, ...
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý Trung tâm GDQP Hà Nội I
- Chỉ huy điều hành Trung tâm là Ban Giám đốc gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Theo quy chế trung tâm: Hiệu trưởng trường đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội đồng thời giữ chức vụ Giám đốc trung tâm do Bộ GD&ĐT bổ nhiệm.
- Cơ quan chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc gồm 3 phịng. + Phịng Hành chính – Tổng hợp – Cơng tác chính trị;
+ Phịng Đào tạo và Quản lý sinh viên; + Phòng Hậu cần – Kỹ thuật.
Mỗi phịng có trưởng phịng, phó trưởng phịng, một số trợ lý do giảng viên kiêm nhiệm và một số nhân viên phục vụ.
- Khoa giảng viên gồm 2 khoa:
+ Khoa Chính trị có 2 bộ môn: Bộ môn Đường lối Quân sự và Bộ môn Cơng tác Quốc phịng – An ninh.
+ Khoa Quân sự có 3 bộ môn: Bộ môn Quân sự chung; Bộ môn Kỹ thuật bộ binh và Bộ môn Chiến thuật bộ binh.
- Khung Quản lý sinh viên: Khung Quản lý sinh viên trực thuộc phòng Đào tạo và Quản lý học viên. Do đặc thù học tập, rèn luyện tại Trung tâm, sinh viên vào học tập, rèn luyện trong một tháng, được biên chế thành các đại đội học viên. Trong đại đội biên chế thành các trung đội (tương ứng một lóp học) và tiểu đội. Căn cứ vào tình hình thực tế biên chế các lớp học phù hợp cho từng khóa học.
Các phịng, khoa, đơn vị của Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc phối hợp cộng đồng trách nhiệm, dưới sự điều hành, quản lý của Ban Giám đốc.
Sơ đồ 2.1: Bộ máy Trung tâm GDQP Hà Nội I
(Nguồn: Trung tâm GDQP Hà Nội I báo cáo biên chế đến tháng 06/2014)
Ban Giám đốc Phòng Đào tạo và Quản lý sinh viên Phòng Hậu cần và Kỹ thuật Khoa Chính trị Khung quản lý sinh viên Các đại đội, trung đội học viên Phịng Hành chính-Tổng hợp- Cơng tác chính trị Khoa Quân sự Bộ môn Đường lối quân sự Bộ môn Công tác QP - AN Bộ môn Quân sự chung Bộ môn Kỹ thuật bộ binh Bộ môn Chiến thuật bộ binh
2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Trung tâm giáo dục quốc phịng Hà Nội I Để góp phần tìm hiểu, có cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Để góp phần tìm hiểu, có cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I (ngồi các báo cáo, tổng kết...), chúng tơi tiến hành điều tra, khảo sát thông qua trưng cầu ý kiến) của cán bộ, giảng viên (20 đồng
chí) và sinh viên (150 sinh viên) (Phụ lục 1).
2.2.1. Số lượng, cơ cấu, độ tuổi đội ngũ giảng viên
Trung tâm có 32 cán bộ, giảng viên, trong đó 100% giảng viên là sĩ quan quân đội biệt phái của Bộ Tư lệnh Thủ Đơ Hà Nội do Bộ Quốc phịng điều động biệt phái. Tất cả giảng viên là đảng viên, tổ chức 1 chi bộ trực thuộc Đảng uỷ nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm có 22% đã trải qua thực tế chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy.
Cho đến nay 100% cán bộ giảng viên của Trung tâm yên tâm, xác định tốt nhiệm vụ. Trung tâm là một trong những đơn vị của trường đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội nhiều năm liền đạt danh hiệu thi đua tiên tiến xuất sắc; nhiều đồng chí là giảng viên dạy giỏi cấp Bộ GD&ĐT, Chiến sĩ thi đua cấp trường. Nhờ đó, chất lượng giảng dạy cho sinh viên cũng từng bước được nâng lên.
Số giảng viên là sĩ quan biệt phái có thời hạn trên 5 năm là 23/32, chiếm 71, 88%, số sĩ quan biệt phái có thời hạn dưới 5 năm là 9/32, chiếm 28,13%. Như vậy so với yêu cầu đặt ra, trên thực tế số giảng viên có thời hạn biệt phái ít (dưới 5 năm) còn chiếm nhiều. Do vậy, Trung tâm GDQP Hà Nội I cần có phương hướng, biện pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên của Trung tâm.
Số lượng hiện có 32, như vậy so với nhu cầu theo quy định, tiêu chí của Bộ GD&ĐT số giảng viên cịn thiếu là 28/60, chiếm 46,46%. Đây có thể được xem là một trong những bất lợi đối với việc phát triển đội ngũ giảng viên. Bởi số giảng viên ít sẽ đảm nhiệm khối lượng giảng nhiều, do vậy, ít có thời gian tự học, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng nâng cao cả về trình độ và nghiệp vụ sư phạm.
Số giảng viên trên 40 tuổi là 9, số giảng viên dưới 40 tuổi là 23 đồng chí, chiếm 71,88%. Đây cũng là thuận lợi cho việc tiếp cận, bồi dưỡng, phát huy tính năng động trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng, chất lượng sỹ quan biệt phái
TT Đơn vị Số lượng Cấp bậc Chất lượng Nhu cầu Hiện có Cấp tá Cấp úy
Trình độ Tuổi Thời gian biệt phái Sau đại học Đại học Trên 40 tuổi Dưới 40 tuổi Trên 5 năm Dưới 5 năm 1 Ban Giám đốc 3 2 2 2 2 1 1 2 Phịng Hành chính- Tổng hợp- Cơng tác chính trị 5 3 2 1 1 2 1 2 2 1 3 Phòng Đào tạo và QLSV 8 4 3 1 2 2 1 3 3 1 4 Phòng Hậu cần- Kỹ thuật 4 4 3 1 1 3 1 3 3 1