Nguyên tắc tính thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 77)

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc tính thực tiễn

Tính thực tiễn địi hỏi biện pháp đề xuất phải phù hợp với xu thế phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia và khoa học giáo dục trong giai đoạn mới. Đồng thời các biện pháp phát triển phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của Bộ Quốc phòng và Trung tâm. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng của đội ngũ giảng viên là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy GDQP - AN trong giai đoạn mới.

3.1.2. Nguyên tắc tính khả thi

Tính khả thi chính là khả năng áp dụng được trong thực tiễn. Để có những giải pháp phát triển ĐNGV cần dự báo và phát hiện các rào cản sự phát triển, đánh giá và phân tích các nguồn lực cụ thể của nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực...), đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương.

Yêu cầu về tính khả thi địi hỏi các biện pháp đưa ra phải có khả năng thực hiện trong thực tiễn nhằm đưa công tác phát triển ĐNGV của Trung tâm đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Nguyên tắc tính kế thừa

Muốn phát triển cần phải có sự thay đổi, song để khơng tạo ra sự phá vỡ, sự xáo trộn khơng cần thiết của tổ chức thì cần có sự kế thừa những lộ trình đã có với nền móng vững chắc và các mặt tích cực đã đạt được. Để có biện pháp phát triển ĐNGV Trung tâm GDQP Hà Nội I không thể thiếu thành tựu công tác phát triển đôi ngũ của Trung tâm trong những năm qua. Khi xây dựng các biện pháp tác giả đã kế thừa và phát triển những mặt mạnh trong công tác phát triển ĐNGV của các thế hệ đi trước, đồng thời bổ sung và đề xuất một số biện pháp

mới phù hợp với bối cảnh mới. Nguyên tắc kế thừa được tác giả vận dụng trong xây dựng các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực sau: Giữ được sự ổn định trong đội ngũ, khơng làm xáo trộn quy chế và quy trình quản lý đã được đổi mới và đang phát huy hiệu quả; Phát triển và hoàn thiện đội ngũ về các mặt: cơ cấu, tổ chức, số lượng, chất lượng.

3.1.4. Ngun tắc tính đồng bộ, tồn diện

Thực trạng đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I còn những bất cập, còn nhiều nguyên nhân. Song các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trung tâm phải đảm bảo tính đồng bộ cả về quy hoạch, kế hoạch, tuyển chọn, kiểm tra đánh giá, phân cơng bố trí sử dụng, bồi dưỡng đào tạo và các chính sách đãi ngộ, tạo mơi trường thuận lợi đối với đội ngũ giảng viên, thu hút người có tài, có đức về làm giảng viên; đảm bảo tính ổn định phù hợp chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác giáo dục và GDQP.

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm giáo dục quốc

phòng Hà Nội I

3.2.1. Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh dục quốc phòng - an ninh

3.2.1.1. Mục tiêu

Trung tâm GDQP Hà Nội I là trung tâm đào tạo, giảng dạy môn học GDQP-AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Đội ngũ giảng viên chính là nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy GDQP. Do vậy, thực hiện biện pháp này nhằm thống nhất và nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý về công tác phát triển giảng viên nhằm tạo môi trường thuận lợi, tinh thần đoàn kết, là yếu tố tiên quyết thực hiện các biện pháp phát triển giảng viên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nâng cao nhận thức trong các cấp uỷ đảng để đề ra các nghị

việc phát triển đội ngũ giảng viên như: Chính sách thu hút người tài, chế độ ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi để giảng viên tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề, thường xuyên phấn đầu và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, vì sự nghiệp giáo dục trồng người. Lãnh đạo Trung tâm cần tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, giới thiệu các nghị quyết, phương hướng, chiến lược phát triển, nhiệm vụ của giảng viên nhằm quán triệt tư tưởng và nhận thức của toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên về công tác phát triển ĐNGV.

- Nâng cao nhận thức từng giảng viên. Đây là vấn đề rất quan

trọng, vì người giảng viên là những người quyết định, thay đổi chất lượng đào tạo. Chính người giảng viên phải tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giảng viên bằng hành động hăng say học tập, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Để mỗi giảng viên nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của công tác phát triển ĐNGV, giúp họ xác định được mục tiêu mình cần đạt trong học tập và tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, xây dựng được hành động cụ thể trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao uy tín của mình với người học..., cần tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề có liên quan đến việc phát triển đội ngũ theo một kế hoạch cho từng thời kỳ phát triển của nhà trường.

- Với cán bộ quản lý, nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV thì sẽ có kế hoạch và phương pháp chỉ đạo đúng đắn linh hoạt. Họ sẽ tự chủ và chịu trách nhiệm về công việc của mình, họ sẽ biết chia sẻ thông tin, luôn lắng nghe, thấu hiểu, biết lựa chọn các giải pháp tối ưu trong lộ trình phát triển. Để làm được điều này cấp ủy Trung tâm phải có những nghị quyết chuyên đề và gắn phát triển nhân lực vào chiến lược phát triển nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Để nâng cao nhận thức cho ĐNGV, điều đầu tiên là cần sự thống nhất trong nhận thức của Ban Giám đốc Trung tâm về công tác phát triển ĐNGV. Qua đó, Ban Giám đốc định hướng, lập kế hoạch, tổ chức đưa các nguồn lực thực hiện thành cơng, động viên, khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc.

- Cần thường xuyên cập nhật và bổ sung các tài liệu về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên để cán bộ, giảng viên có điều kiện học tập, nghiên cứu.

3.2.2. Làm tốt quy hoạch đội ngũ giảng viên 3.2.2.1. Mục tiêu. 3.2.2.1. Mục tiêu.

Thực hiện biện pháp này nhằm định hướng bố trí, sắp xếp các hoạt động theo một trình tự thời gian hợp lý, làm cơ sở trong lập kế hoạch tổng thể cho việc phát triển đội ngũ giảng viên, có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý trong đội ngũ, đảm bảo đáp ứng được sự phát triển ngày càng cao của Trung tâm.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Quy hoạch đội ngũ giảng viên GDQP tại Trung tâm tập trung:

Quy hoạch về cơ cấu đội ngũ giảng viên phù hợp với nhiệm vụ giáo dục – đào tạo của Trung tâm hợp lý cả về độ tuổi và giảng viên chuyên ngành.

Quy hoạch số lượng giảng viên đủ sức thực hiện nhiệm vụ và có lực lượng dự trữ theo quy định.

Quy hoạch về chất lượng trên cơ sở chất lượng đội ngũ giảng viên hiện tại và mục tiêu phấn đấu mà Trung tâm đã xác định, nhằm xây dựng kế hoạch tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, trình độ tồn diện đối với đội ngũ giảng viên.

Công tác quy hoạch đội ngũ giảng viên phải thường xuyên được quan tâm từ khâu tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cho đến khi sử dụng; bảo đảm tính kế

thừa liên tực. Hình thành được các lớp giảng viên; gắn việc phát hiện, bồi dưỡng giảng viên đầu đàn, đầu ngành về khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển.

Làm tốt việc đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ

giảng viên. Đây là một hoạt động nhằm tìm hiểu các kế hoạch được thực thi thế nào, có đi đúng hướng khơng. Từ đó định hướng nhiệm vụ của Trung tâm về phát triển đội ngũ giảng viên đúng hướng và chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời tìm ra nguồn lực, phương pháp tối ưu nhất để đề ra kế hoạch đạt hiệu quả cao nhất.

- Để thực hiện các nội dung trên cần:

Trước hết nắm bắt được định hướng nhiệm vụ chính trị của Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng giao cho Trung tâm. Thực hiện điều tra, khảo sát nhu cầu, số lượng sinh viên về học GDQP - AN để tham mưu, báo cáo cơ quan chức năng, từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển giảng viên cho từng giai đoạn.

Sau khi dự thảo quy hoạch được hoàn thành phải được đưa ra hội thảo từ Khoa, phịng, bộ mơn đến Trung tâm nhằm thu thập ý kiến đóng góp và có sự đồng thuận, đảm bảo quy chế dân chủ trong Trung tâm.

Trên cơ sở kế hoạch dài hạn đã lập, Trung tâm chỉ đạo việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên hàng năm bao gồm các yếu tố về cơ cấu số lượng, cơ cấu ngành nghề chuyên môn, cơ cấu tuổi đời, cơ cấu về năng lực của đội ngũ giảng viên cần tuyển dụng hàng năm hoặc bố trí sử dụng giảng viên hợp lý.

Hàng năm, cấp ủy thu thập số liệu và quy hoạch ĐNGV về số lượng, cơ cấu đội ngũ, số lượng GV đi học, nghỉ chế độ của từng khoa và toàn Trung tâm. Qua đó, chỉ đạo xây dựng phương hướng, kế hoạch, quy hoạch phát triển ĐNGV trong từng năm, từng giai đoạn sắp tới của từng khoa và toàn Trung tâm.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Trung tâm cần phân cơng cho các cán bộ, các khoa phịng thực hiện kế hoạch và tham mưu trong việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Trung tâm.

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch đã xây dựng, đồng thời có sự điều chỉnh, thay đổi cần thiết để đáp ứng với những yêu cầu nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng

3.2.3. Thực hiện tốt tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên 3.2.3.1. Mục tiêu 3.2.3.1. Mục tiêu

Thực hiện tốt việc tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy sự phát triển Trung tâm bảo đảm tính cân đối, phù hợp, đáp ứng tốt với sự phát triển và mở rộng quy mô đào tạo của Trung tâm.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Nội dung tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.

Tuyển chọn chính xác giảng viên có đủ phẩm chất, nhân cách, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm hoặc những cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có tố chất tốt, có thể đào tạo để trở thành người giảng viên giỏi của Trung tâm có vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên của Trung tâm. Tuyển chọn giảng viên phải bám sát vào chủ trương của Bộ Quốc phịng, của Bộ Tư lệnh Thủ đơ và u cầu của Bộ GD&ĐT; phải chấp hành nghiêm điều lệnh, điều lệ, các chỉ thị, quy định của quân đội. Tuyển chọn giảng viên phải phù hợp với nhu cầu của Trung tâm, nguyện vọng cá nhân.

Hiện nay, đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I tuy đã từng bước bổ sung về số lượng giảng viên theo biên chế, nhưng cịn vẫn cịn có những bất cập, cịn thiếu so biên chế. Do hàng năm sẽ có người nghỉ hưu theo quy định và các trường hợp thuyên chuyển công tác, nghỉ với nhiều lý do... Để bảo đảm tính ổn định cho sự phát triển ngày càng mở rộng theo hướng phát triển Trung tâm, đảm bảo tính cân đối giữa tuyển dụng, bố trí sắp xếp lại và điều

chuyển, cần phải làm tốt công tác tuyển chọn bổ sung giảng viên giải quyết đủ số lượng, mạnh về chất lượng, cân đối về cơ cấu.

Trong những năm qua, Trung tâm đã nhận rõ những bất cập trong tuyển dụng, bố trí lại đội ngũ giảng viên, nhất là năm 2010, 2011 Trung tâm đã tăng cường tuyển chọn giảng viên dựa theo các tiêu chuẩn đã quy định của quân đội, Bộ GD&ĐT, nhằm đưa vào đội ngũ giảng viên là những người đủ phẩm chất, năng lực vào làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Trung tâm. Trong đó, đặc biệt quan tâm và có chế độ ưu tiên chọn nhân tài chất lượng cao về công tác phục vụ cho sự phát triển của Trung tâm. Tuy nhiên, việc tuyển dụng vẫn cịn nhiều bất cập, lý do chính do mơi trường qn đội, nhiều lúc phải chịu sực phân công của tổ chức cấp trên nên việc tuyển chọn giảng viên có lúc chất lượng chưa cao.

Sử dụng đội ngũ giảng viên phải trên cơ sở nắm bắt được những ưu, nhược điểm của từng cá nhân trong đội ngũ giảng viên, sử dụng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân, tập thể; giúp mỗi giảng viên tự tin vào chính khả năng của mình để sáng tạo, khẳng định được mình và phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

Việc đánh giá tuyển chọn, sử dụng giảng viên cần theo đúng tiêu chuẩn giảng viên các trường đại học, cao đẵng. Phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ công bằng, công khai, các cấp uỷ đảng thống nhất quản lý công tác đánh giá, tuyển chọn, sử dụng cán bộ trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Thực hiện dân chủ trong các khâu rà soát, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên.

Việc điều động giảng viên phải sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng thuận trong đội ngũ giảng viên; bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên trẻ, giảng viên trong quy hoạch có thời gian tích luỹ rèn luyện trong thực tiễn. Căn cứ vào đặc điểm, chức trách nhiệm vụ từng khoa, phịng, bộ mơn mà lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng giảng viên theo một quy

trình chặt chẽ khoa học. Mọi giảng viên phấn khởi, phục tùng tuyệt đối sự điều động của quân đội và Trung tâm.

- Để thực hiện các nội dung trên cần thực hiện tốt trên các mặt: Tuyển chọn giảng viên.

+ Để thực hiện tốt biện pháp này, trước hết Trung tâm cần tranh thủ sự ủng hộ của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Vụ GDQP, Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội I trong việc lựa chọn giảng viên theo năng lực chuyên môn, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Trên cơ sở đã được giao quyền tự chủ trong việc trong việc tuyển chọn, bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, sau khi có kế hoạch về quy mơ phát triển đào tạo của Trung tâm, dự kiến nhu cầu số lượng giảng viên cần có, dựa vào đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên, Trung tâm quyết định yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề cần tuyển chọn và sử dụng hàng năm.

+ Trên cơ sở đó, cần thực hiện tốt quy trình sau đây: Lập kế hoạch tuyển chọn đúng quy trình chặt chẽ.

Xây dựng và đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí cần thiết cho mỗi vị trí (Lý lịch rõ ràng, sức khỏe, bằng cấp, độ tuổi, năng lực chuyên môn,phẩm chất đạo đức và năng khiếu sư phạm).

Thành lập hội đồng tuyển chọn của Trung tâm, thành phần gồm: Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa, phịng, bộ mơn có liên quan, các giảng viên có trình độ chuyên môn cao để xem xét, tuyển chọn một cách khách quan, công bằng đảm bảo các tiêu chuẩn của Trung tâm đã quy định.

Thơng qua việc thẩm định hồ sơ trong tiến trình tuyển chọn cần nắm rõ sơ lược lý lịch bản thân, trình độ chun mơn, sức khỏe, nhu cầu công việc… của các ứng viên. Lựa chọn được những đồng chí đáp ứng tiêu chuẩn được đặt ra trong quá trình tuyển chọn.

Tổ chức tiến hành giảng thử: Mỗi ứng viên phải giảng ít nhất 4 tiết: 2 tiết tự chọn và 2 tiết chuẩn bị trước để giảng (nội dung tiết giảng được Hội đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)