1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng-an
1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên
Đào tạo và bồi dưỡng là hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau và là yêu cầu tất yếu nhằm bảo đảm đội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải linh hoạt, tùy từng thời kỳ. Cần kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, giữa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản với kĩ năng Quản lý, kết hợp phương pháp giảng dạy truyền thống với hiện đại ở nhiều cấp độ. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng thực hành, giảm lí
thuyết, hình thành kĩ năng nhằm đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Điều 23 của Luật Giáo dục quốc phịng và an ninh, đó là: Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phịng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Điều 24 Luật GDQP- AN cũng quy định rõ: Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh. Theo đó, Chính phủ đã quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:
- Đến hết năm 2016 có trên 70%, hết năm 2020 có trên 90% giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn;
- Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.