Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 102)

3.4.1. Các bước khảo sát

- Xác định mục đích khảo nghiệm: Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.

- Đối tượng khảo nghiệm: Đề tài đã lựa chọn 18 đồng chí bao gồm: Vụ GDQP (Bộ GD&ĐT), Phịng GDQP (Cục Dân quân tự vệ/ Bộ Quốc phòng), Ban Giám đốc, Trưởng các khoa, phịng, bộ mơn để lấy ý kiến đánh giá các biện pháp.

- Lựa chọn phương pháp: Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I, chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia với các hình thức sử dụng phiếu hỏi ý kiến (xem phụ lục)

- Xây dựng tiêu chí

+ Đánh giá về sự cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I

Tiêu chí này được đánh giá theo 3 mức độ với các thang điểm tương ứng Rất cần thiết: 3 điểm

Cần thiết: 2 điểm

Không cần thiết: 1 điểm

+ Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I

Tiêu chí về tính khả thi của các biện pháp gồm 3 mức độ: Rất khả thi: 3 điểm

Khả thi: 2 điểm

Không khả thi: 1 điểm

- Phương thức tính điểm trung bình cộng:

3.4.2. Kết quả khảo sát

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ giảng viên.

TT Biện pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Σ X Thứ bậc (3) (2) (1) 1 Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng-an ninh

17 1 53 2.92 2

2 Làm tốt quy hoạch đội

ngũ giảng viên 18 54 3.0 1 3 Thực hiện tốt tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên 15 3 51 2.83 4 4

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

16 2 52 2.88 3

5

Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ giảng viên

12 6 48 2.66 6

6

Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

13 5 49 2.72 5

Trung bình 6 biện

Nhận xét:

Qua khảo sát 18 ý kiến của các chuyên gia, kết quả cho thấy các chuyên gia đánh giá cao về sự cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I đã được đề xuất trong luận văn. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng các biện pháp là cần thiết và rất cần thiết, khơng có biện pháp nào là ko cần thiết. Điểm trung bình của 6 biện pháp là X=2.83; điều này khẳng định các biện pháp đề xuất trong luận văn là rất cần thiết trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I.

Trong 6 biện pháp đã đề xuất, thì biện pháp “Thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên” được (100% ý kiến) đánh giá là cần thiết nhất, với điểm trung bình x=3, xếp thứ 1/6 biện pháp. Điều này nói lên để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiển đặt ra thì việc đầu tiên của Trung tâm là phải chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ giảng viên

TT Biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Σ Y Thứ bậc (3) (2) (1) 1 Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng- an ninh

12 6 48 2.66 5

2 Làm tốt quy hoạch

đội ngũ giảng viên 18 54 3.0 1

3 Thực hiện tốt tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên 10 3 5 44 2.44 6 4

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

16 2 52 2.88 2

5

Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ giảng viên

14 4 50 2.77 3

6

Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

13 5 49 2.72 4

Trung bình 6 biện

Nhận xét:

Qua bảng kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã cho thấy ý kiến các chuyên gia đánh giá cao về tính khả thi của 6 biện pháp, với điểm trung bình Y=2.74. Điều đó khẳng định các biện pháp đề xuất phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I trong luận văn có tính khả thi cao.

Trong 6 biện pháp đã đề xuất thì biện pháp “Thực hiện tốt quy hoạch đội ngũ giảng viên” được đánh giá có tính khả thi nhất, với điểm trung bình Y=3, xếp thứ 1/6 biện pháp

Đáng chú ý là biện pháp thực hiện tốt công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên có điểm trung bình thấp nhất Y=2.44. Điều này cũng xuất phát từ thực trạng công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên GDQP tại Trung tâm GDQP Hà Nội I hiện nay có rất nhiều bất cập, khó thực hiện theo ý muốn của Trung tâm. Trên thực tế, Trung tâm có rất ít quyền hạn, đặc biệt trong việc tuyển chọn, chủ yếu do cấp trên (Bộ Quốc phịng, Bộ Tư lệnh Thủ đơ Hà Nội … ) điều động. Vì vậy, một số giảng viên chưa thực sự đáp ứng tốt được yêu cầu giảng dạy GDQP.

Tiểu kết chương 3

- Đề tài đã đưa ra 6 biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội I bao gồm:

+ Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng-an ninh;

+ Làm tốt quy hoạch đội ngũ giảng viên;

+ Thực hiện tốt tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giảng viên; + Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên;

+ Xây dựng môi trường thuận lợi, tạo động lực cho sự phát triển đội ngũ giảng viên;

+ Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.

- Mỗi biện pháp đều có những mục tiêu cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là quản lý tốt phát triển đội ngũ giảng viên của Trung tâm GDQP Hà Nội I. Sáu biện pháp là một thể thống nhất, quan hệ biện chứng tác động, hỗ trợ lẫn nhau.

- Qua kết quả khảo sát cho thấy các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và

có tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm phát triển của Trung tâm.

- Để giải quyết những bất cập hiện nay trong việc phát triển đội ngũ giảng viên, phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên đã đề xuất trong đề tài này, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục quốc phòng, an ninh cho sinh viên, xây dựng Trung tâm GDQP Hà Nội I vững mạnh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và GDQP trước yêu cầu mới hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của trường đại học. Trong bối cảnh lịch sử hiện nay, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của q trình giáo dục quốc phịng và an ninh ở các trường đại học cần phải coi trọng công tác quản lý. Công tác quản lý được xem là khâu đột phá trong việc đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là khâu then chốt. Muốn đạt được các mục tiêu trên, cần hết sức xem trọng công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

- Đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định chất lượng giảng dạy. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên nhàm nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP - AN tại các Trung tâm GDQP - AN của trường Đại học là yêu cầu cấp thiết, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy GDQP cho sinh viên trong giai đoạn mới.

- Việc nghiên cứu lí luận đầy đủ và có hệ thống dưới góc nhìn của các nhà quản lý, đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển ĐNGV, đưa ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng đào tạo của Trung tâm GDQP Hà Nội I.

- Cơ sở thực tiễn của luận văn đã khẳng định vị trí ĐNGV là vơ cùng quan trọng tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Đội ngũ này liên quan đến nhiều yếu tố và đối tượng khác nhau như: Sinh viên, Cán bộ quản lý, Cơ sở vật chất, chương trình đào tạo… Sự ảnh hưởng của các biện pháp phát triển ĐNGV sẽ đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần tạo thuận lợi cho nhà quản lý trong quá trình quản lý trung tâm, quản lý nhà trường.

- Qua khảo sát và xử lí số liệu phân tích được trình bày tại Chương 2 cho thấy ĐNGV của Trung tâm hiện nay còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của Trung tâm hiện tại cũng như trong tương lai.

- Căn cứ vào các cơ sở đã được nghiên cứu, luận văn đã đưa ra 6 biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm GDQP Hà Nội I nhằm đáp ứng yêu cầu mới hiện nay. Các biện pháp đề xuất mang tính tồn diện, có tính khả thi cao và cần thiết, là nền tảng cho việc phát triển ĐNGV tại Trung tâm GDQP Hà Nội I. Để các biện pháp trên được triển khai vào thực tiễn có kết quả, ngồi những nỗ lực cố gắng của ĐNGV Trung tâm, còn cần phải được các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo, nghiên cứu, tổng kết để đề ra các biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy GDQP cho sinh viên trong giai đoạn mới.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Quốc phòng

- Đề nghị Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ hơn đối với Trung tâm GDQP nói chung và Trung tâm GDQP Hà Nội I nói riêng, trước hết tập trung phát triển đội ngũ giảng viên.

- Đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu thay đổi Quy chế quản lý đối với đội ngũ sĩ quan biệt phái làm giảng viên tại các Trung tâm GDQP theo hướng tăng thời hạn sĩ quan biệt phái. Vì hiện nay, việc thực hiện quy định sau 5 năm thì luân phiên đổi sĩ quan biệt phái là khơng phù hợp bởi khi đó, giảng viên mới làm quen và bắt nhịp cơng tác giảng dạy thì lại ln chuyển, khơng phát huy được tâm huyết, kinh nghiệm của giảng viên.

- Tổ chức xây dụng, bổ sung các chuẩn mới cho đội ngũ giảng viên GDQP nói chung và ở các trung tâm GDQP nói riêng, phù hợp với sự phát

triển giáo dục - đào tạo hiện nay. Đồng thời có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với đội ngũ giảng viên GDQP.

- Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ GD&ĐT ban hành cơ chế giao quyển chủ động trong tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên GDQP cho các Trung tâm.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng cường vai trị quản lý, hồn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến GDQP và giảng viên GDQP - AN cho sinh viên các trường đại học.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, tổng kết đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên GDQP - AN tại các Trung tâm GDQP theo định kỳ hàng năm.

- Sửa đổi và điều chỉnh chính sách ưu đãi thu hút những người có năng lực, phẩm chất làm giảng viên GDQP - AN.

- Cần xây dựng cơ chế phối hợp và phân cấp quản lý giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo và các bộ, ngành, trong đó có Bộ Quốc phòng về đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên GDQP - AN.

2.3. Đối với Trung tâm GDQP Hà Nội I

- Tổ chức sắp xếp biên chế đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên theo các chức danh ở các bộ phận phòng, khoa, hạn chế tối đa sự dịch chuyển nhiệm vụ chun mơn để có thời gian tích lũy kinh nghiệm.

- Tổ chức làm tốt tuyển chọn nguồn, bố trí đào tạo và luân phiên đi bồi dưỡng trình độ và nghiệp vụ sư phạm để tích luỹ kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu, lãnh đạo, quản lý và tạo thuận lợi khi sử dụng đội ngũ giảng viên.

- Có quy hoạch về bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giảng viên của Trung tâm một cách khoa học và lâu dài, có chế độ chính sách hợp lý, hợp tình khi sử dụng giảng viên. Tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi để giảng viên yên

tâm, phấn khởi tự học, tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động khác nhằm phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Thường xuyên và định kỳ tổ chức hội nghị sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giảng viên gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và xây dựng Trung tâm vững mạnh toàn diện.

2.4. Đối với các Khoa giáo viên - Trung tâm GDQP Hà Nội I

- Nắm chắc kế hoạch của Trung tâm, tích cực, chủ động theo dõi, sàng lọc, tạo nguồn, đánh giá chính xác chất lượng từng giảng viên và có kế hoạch phát triển đội ngũ phù hợp với sự phát triển của Khoa và của Trung tâm.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tham mưu cho cấp ủy, Ban giám đốc Trung tâm về công tác phát triển đội ngũ giảng viên một cách thiết thực và hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Tập bài giảng cho lớp Cao học Quản lý Giáo dục, Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Quyết định số: 2674/QĐ-BGDĐT ngày

14/09/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập Trung tâm GDQP Hà Nội I.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Chỉ thị 57/2007/ CT- BGD&ĐT, về

tăng cường công tác GDQP – AN trong ngành giáo dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số: 82/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng – an ninh sinh viên.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư liên tịch số: 53/2011/TTLT- BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phịng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục quốc phịng - an ninh dùng cho sinh viên khối khơng chun ngành Giáo dục quốc phịng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19

tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phịng - an ninh.

9. Nguyễn Quốc Chí (2003), Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục,,

10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)