Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 78 - 80)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm giáo dục quốc

3.2.1. Nâng cao nhận thức công tác phát triển đội ngũ giảng viên giáo

dục quốc phòng - an ninh

3.2.1.1. Mục tiêu

Trung tâm GDQP Hà Nội I là trung tâm đào tạo, giảng dạy môn học GDQP-AN cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Đội ngũ giảng viên chính là nhân tố quyết định chất lượng giảng dạy GDQP. Do vậy, thực hiện biện pháp này nhằm thống nhất và nâng cao nhận thức của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý về công tác phát triển giảng viên nhằm tạo mơi trường thuận lợi, tinh thần đồn kết, là yếu tố tiên quyết thực hiện các biện pháp phát triển giảng viên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nâng cao nhận thức trong các cấp uỷ đảng để đề ra các nghị

việc phát triển đội ngũ giảng viên như: Chính sách thu hút người tài, chế độ ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, tạo môi trường thuận lợi để giảng viên tích cực học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề, thường xuyên phấn đầu và rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo, vì sự nghiệp giáo dục trồng người. Lãnh đạo Trung tâm cần tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động, giới thiệu các nghị quyết, phương hướng, chiến lược phát triển, nhiệm vụ của giảng viên nhằm quán triệt tư tưởng và nhận thức của toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên về công tác phát triển ĐNGV.

- Nâng cao nhận thức từng giảng viên. Đây là vấn đề rất quan

trọng, vì người giảng viên là những người quyết định, thay đổi chất lượng đào tạo. Chính người giảng viên phải tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng giảng viên bằng hành động hăng say học tập, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Để mỗi giảng viên nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của công tác phát triển ĐNGV, giúp họ xác định được mục tiêu mình cần đạt trong học tập và tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, xây dựng được hành động cụ thể trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao uy tín của mình với người học..., cần tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề có liên quan đến việc phát triển đội ngũ theo một kế hoạch cho từng thời kỳ phát triển của nhà trường.

- Với cán bộ quản lý, nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí và tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV thì sẽ có kế hoạch và phương pháp chỉ đạo đúng đắn linh hoạt. Họ sẽ tự chủ và chịu trách nhiệm về công việc của mình, họ sẽ biết chia sẻ thông tin, luôn lắng nghe, thấu hiểu, biết lựa chọn các giải pháp tối ưu trong lộ trình phát triển. Để làm được điều này cấp ủy Trung tâm phải có những nghị quyết chuyên đề và gắn phát triển nhân lực vào chiến lược phát triển nhà trường.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- Để nâng cao nhận thức cho ĐNGV, điều đầu tiên là cần sự thống nhất trong nhận thức của Ban Giám đốc Trung tâm về công tác phát triển ĐNGV. Qua đó, Ban Giám đốc định hướng, lập kế hoạch, tổ chức đưa các nguồn lực thực hiện thành công, động viên, khích lệ mọi người cùng cố gắng làm việc.

- Cần thường xuyên cập nhật và bổ sung các tài liệu về xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên để cán bộ, giảng viên có điều kiện học tập, nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)