Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 99 - 102)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trung tâm giáo dục quốc

3.2.6. Thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

3.2.6.1.Mục tiêu

Việc kiểm tra đánh giá giảng viên giúp cho lãnh đạo Trung tâm nắm được đầy đủ những thơng tin cần thiết về tình hình thực hiện nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên, phát hiện những lệch lạc, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn, bố trí sử dụng hợp lý. Kiểm tra, đánh giá còn tác động đến hành vi của

giảng viên, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên đối với công việc.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Cần thống nhất quan điểm về đánh giá giảng viên đảm bảo tính khách quan, trung thực, khắc phục bệnh thành tích.

- Thành lập, phát huy vai trị của bộ phận chun trách về cơng tác kiểm tra, đánh giá chất lượng của Trung tâm để xây dựng kế hoạch, theo dõi thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và tham mưu cho Trung tâm chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đạt hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá cần lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên làm thước đo chính khơng nên đánh giá theo hình thức quản lý hành chính. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Trung tâm cần bám sát bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giảng dạy GDQP theo Quy chế tổ chức hoạt động Trung tâm GDQP Bộ GD&ĐT đã ban hành.

- Đánh giá giảng viên cần đánh giá một cách toàn diện cả về phẩm chất đạo đức và các năng lực như: Năng lực chuyên mơn, sự đóng góp của giảng viên trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và phục vụ nhân dân.

- Trung tâm chỉ đạo các khoa, phịng, bộ mơn xây dựng thống nhất tiêu chí đánh giá theo tiêu chuẩn để ra để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của người giảng viên, như:

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung giảng dạy của giảng viên.

+ Kiểm tra đánh giá việc thực hiện quy chế làm việc của giảng viên. + Kiểm tra, đánh giá hồ sơ bài giảng.

+ Tổ chức dự giờ để đánh giá chất lượng giảng dạy.

+ Đánh giá chất lượng giảng dạy giảng viên thông qua sinh viên bằng phiếu thăm dò.

- Trung tâm cần xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên một cách khả thi, trong đó xác định cụ thể:

+ Thời gian kiểm tra, đánh giá (thường Trung tâm sẽ thực hiện kiểm tra đánh giá trong hai đợt, cụ thể là: Đánh giá sơ bộ (trong từng học kỳ) và Đánh giá tổng kết (cả năm học): Đánh giá tổng kết sẽ được thực hiện vào cuối năm học, sau khi kết thúc hai học kỳ, để tổng kết, đánh giá toàn bộ các nhiệm vụ của người giảng viên thực hiện trong cả năm học, bao gồm: giảng dạy, NCKH.

+ Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá: Căn cứ vào mục đích kiểm tra, đánh giá: đột xuất, hay định kỳ để xác định nội dung cụ thể của từng đợt kiểm tra, đánh giá.

+ Xác định người kiểm tra, đánh giá:

- Việc tổ chức đánh giá phải được chú trọng thường xuyên, đột xuất, toàn diện…để đánh giá một cách khách quan đối với giảng viên. Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được thông báo cho từng giảng viên, để giảng viên nắm được những ưu điểm đạt được, những khuyết điểm cịn tồn tại để khắc phục. Qua đó, Trung tâm nắm được trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm và sử dụng sắp xếp đội ngũ giảng viên một cách hợp lý nhất.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Cần thành lập ban chuyên trách về kiểm tra, đánh giá định kỳ ĐNGV của Trung tâm, có quyết định thành lập và có quy chế hoạt động; các thành viên trong ban gồm: Ban Giám đốc, trưởng các phòng chức năng, trưởng các khoa, bộ môn.

- Xác định đúng và quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ số và mức độ đánh giá dự trên các nội dung đánh giá về nhiệm vụ của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)