1.1.1 .Ngoài nước
1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận phát triển nguồn
nguồn nhân lực.
1.4.1. Phát triển đội ngũ giảng viên
Theo quan điểm triết học, phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời. [29, tr.142].
Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại khách quan của chúng. Mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến về số lượng, thay đổi về chất lượng hoặc dưới tác động bên ngoài làm cho biến đổi tăng tiến đều được coi là sự phát triển.
Phát triển đội ngũ là phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu đội ngũ, là việc tạo ra các giá trị mới cho đội ngũ để đội ngũ được thay đổi, hoàn thiện theo một chiều hướng tích cực. Phát triển có thể coi là trọng tâm của cơng tác quản lý vì xét cho cùng chức năng chủ yếu của quản lý là tạo ra sự ổn định và phát triển.
ĐNGV là nguồn lực cơ bản của các cơ sở giáo dục đại học. Phát triển ĐNGV chính là phát triển nguồn lực trong nhà trường, là tạo ra sự tăng trưởng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tùy theo cách tiệp cận khác nhau về phát triển ĐNGV mà chúng ta có những quan niệm khác nhau về phát triển ĐNGV.
Phát triển ĐNGV là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý phát triển nhà trường. Mục tiêu của phát triển ĐNGV là nhằm hoàn thiện người giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp. Ở cách tiếp cận hẹp trong môi trường giáo dục, cụ thể là trong quản lý nhà trường thì khái niệm phát triển ĐNGV được hiểu là chăm lo cho ĐNGV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và phù hợp về cơ cấu.
Là xây dựng một ĐNGV đủ về số lượng để hồn thành cơng việc trong mọi khả năng, tình huống xẩy ra.