Đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ở trung tâm giáo dục thể chất và thể thao – đại học quốc gia hà nội theo tiếp cân phát triển nguồn nhân lực (Trang 33 - 35)

1.4.2 .Các nội dung phát triển đội ngũ giảng viên

1.4.2.4. Đánh giá đội ngũ giảng viên

Việc kiểm tra, đánh giá, phân loại giảng viên là một nội dung quan trọng trong việc tạo động lực cho từng giảng viên cũng như cho công tác tiếp theo là đào tạo, bồi dưỡng và phát triển từng giảng viên và toàn bộ ĐNGV trong mỗi cơ sở giáo dục đại học. Việc đánh giá ĐNGV phải dựa trên cơ sở pháp lý về hệ thống các văn bản quy định về đánh giá công chức, viên chức; chuẩn giảng viên cũng như chuẩn nghề nghiệp đối với giảng viên và các quy định về chế độ kiểm tra đánh giá hiện hành. Đánh giá ĐNGV cũng là một nội dung trong kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục đại học cần phải có tiêu chí, nội dung, phương pháp đánh giá cụ thể, chi tiết. Các phương pháp đánh giá ĐNGV gồm có:

Tự đánh giá: Người giảng viên tự xây dựng kế hoạch đánh giá các hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy về các mặt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Đây là vấn đề rất quan trọng và là nguồn thơng tin giá trị cho tổ chức vì thực tế khơng ai hiểu mình bằng chính mình.

Người giảng viên thông qua hoạt động giảng dạy và NCKH của bản thân có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu từ đó có kế hoạch khắc phục, bổ sung, hồn thiện.

Đánh giá giảng viên thơng qua ý kiến phản hồi của sinh viên: Việc lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên giúp nhà trường có được thơng tin phục vụ cho công tác quản lý chung của nhà trường. Căn cứ kết quả đánh giá từ ý kiến phản hồi của sinh viên, nhà trường có những điều chỉnh thích hợp về lịch trình giảng dạy, thời khóa biểu. Giảng viên sẽ tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao chất lượng giảng dạy và trách nhiệm của mình với sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên cũng được coi là một yếu tố tương đối khách quan đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên. Mặc dù, kết quả đánh giá đó có yếu tố chủ quan của sinh viên bởi sự khắt khe của giảng viên trong quá trình học tập của sinh viên. Vì vậy, việc thực hiện phương thức này phải khéo léo, tế nhị, phải có biện pháp, hình thức phù hợp. Nếu làm tốt cơng tác này thì đó là nguồn thơng tin phản hồi hết sức có giá trị giúp cho người giảng viên có thêm góc nhìn về mình. Từ đó, giảng viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo sinh viên.

Đánh giá giảng viên thông qua đồng nghiệp: Hoạt động chuyên môn và NCKH của giảng viên chủ yếu diễn ra tại tổ bộ môn, bộ mơn. Vì vậy, trưởng phó các bộ mơn và các đồng nghiệp là những người gần gũi, gắn bó với giảng viên nhiều nhất. Họ hiểu nhau tương đối tồn diện từ chun mơn, năng lực, kỹ năng, phương pháp giảng dạy đến mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ người học, phẩm chất đạo đức. Vì vậy, nhận xét đánh giá chân tình, khách quan từ các đồng nghiệp trong cùng tổ bộ môn, là nguồn thông tin quan trọng. Qua đó, giảng viên biết được những điểm mạnh về chun mơn, trình độ, năng lực giảng dạy và NCKH của mình để phát huy đồng thời phát hiện

những điểm yếu để có biện pháp khắc phục, hoàn thiện nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Đánh giá giảng viên từ lãnh đạo trung tâm: là kết quả quan trọng có tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân người giảng viên về trước mắt và lâu dài. Vì vậy, việc xử lý thông tin phải thật tốt, mang tính khách quan, công bằng, dân chủ, nếu khơng sẽ dẫn đến mất đồn kết nội bộ. Việc điều hành của người lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên sẽ có khoảng cách, thậm chí gây mâu thuẫn cá nhân âm ỉ, kéo dài. Do đó sự đánh giá của lãnh đạo trung tâm mà cụ thể là của Ban giám đốc trung tâm đối với cá nhân giảng viên về các mặt năng lực chuyên môn, đạo đức, nhân cách, chất lượng giảng dạy phải thận trọng, cần thu thập nhiều thơng tin từ nhiều phía để có sự phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở đó, thấy được ưu điểm, nhược điểm của người giảng viên. Kết luận cuối cùng phải mang tính khách quan để người giảng viên tiếp nhận đánh giá một cách thoải mái và có định hướng khắc phục tồn tại khuyết điểm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ở trung tâm giáo dục thể chất và thể thao – đại học quốc gia hà nội theo tiếp cân phát triển nguồn nhân lực (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)