Mối quan hệ giữa các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ở trung tâm giáo dục thể chất và thể thao – đại học quốc gia hà nội theo tiếp cân phát triển nguồn nhân lực (Trang 97 - 100)

2.3.2 .Công tác tuyển chọn đội ngũ giảng viên

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên

Các biện pháp phát triển ĐNGV nêu trên đều có vị trí, vai trị, khả năng tác động và tầm quan trọng nhất định. Mỗi biện pháp là bộ phận cấu thành của tồn bộ một hệ thống nhất có quan hệ tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển ĐNGV của TTGDTC&TT - ĐHQGHN. Các biện pháp tuy độc lập nhưng khơng tách rời nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo thành dòng liên kết chặt chẽ. Trong hệ thống các biện pháp nêu trên, biện pháp “Nâng cao nhận thức về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác phát triển ĐNGV” tuy là biện pháp có tính truyền thống, song trong hồn cảnh hiện nay nó lại có vai trị then chốt, chi phối các biện pháp còn lại, tạo động lực cho sự phát triển, là chìa khố giúp thực hiện thành công các biện pháp khác.

Đưa ra các biện pháp phát triển ĐNGV của TTGDTC&TT - ĐHQGHN là rất quan trọng nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng và đạt hiệu quả khi các biện pháp này được triển khai và thực hiện một cách đồng bộ cùng một lúc cả 6 biện pháp. Không thể phát triển ĐNGV đạt yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nếu thực hiện riêng lẻ từng biện pháp. Mỗi một biện pháp đều có điều kiện khởi đầu và khởi đầu của biện pháp này chính là kết thúc của biện pháp kia và theo chu kỳ liên hồn khép kín, nó bổ sung cho nhau, khắc phục những tồn tại cho nhau.

Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Vì khơng có điều kiện tiến hành thực nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành kiểm chứng thông qua phương pháp thăm dò ý kiến của 25 CBGD và 7 CBQL, trong đó có 01 chuyên gia trong lĩnh vực QLGD; 3 Giám đốc, phó giám đốc; 3 trưởng phó bộ mơn. Sau khi dùng

phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học SPSS, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp phát triển ĐNGV TTGDTC&TT - ĐHQGHN

Các biện pháp đề xuất

Mức độ

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiêt

Biện pháp 1 70,5% 29,5% 0% Biện pháp 2 77,3% 22,7% 0% Biện pháp 3 54,6% 40,9% 4,5% Biện pháp 4 56,8% 43,2% 0% Biện pháp 5 61,4% 38,6% 0% Biện pháp 6 40,9% 59,1% 0%

Nhìn vào Bảng 3.1 chúng ta thấy việc đánh giá mức độ cấp thiết của 6 biện pháp đề xuất để phát triển ĐNGV của trung tâm là tương đối cao, mặc dù mức độ đánh giá đối với từng biện pháp là khác nhau. Biện pháp 3 “Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên” có 4,5% được hỏi cho rằng ít cấp thiết. Điều đó phản ánh đúng thực tế của trung tâm bởi lẽ công tác tuyển dụng của trung tâm được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ, tuân thủ đúng theo Chuẩn quy định tại các văn bản của các cấp có thẩm quyền. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV rất hợp lý. Vì vậy, việc “Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên” trở nên ít cấp thiết đối với họ. Trong khi đó, có tới 84,1% được hỏi cho rằng Biện pháp 6 “Đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ và thực hiện các biện pháp thu hút đội ngũ giảng viên” là rất cấp thiết bởi lẽ “có thực mới vực được đạo”. Để ĐNGV của trung tâm cống hiến hết mình cho sự phát triển bền vững của một trung tâm không chuyên TDTT đứng đầu cả nước về TDTT, trung tâm cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, đảm bảo cho ĐNGV sống được bằng chính nghề dạy học và nghiên cứu của mình.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV TTGDTC&TT - ĐHQGHN - ĐHQGHN

Các biện pháp đề xuất

Mức độ

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

Biện pháp 1 40,9% 59,1% 0% Biện pháp 2 45,5% 54,5% 0% Biện pháp 3 27,3% 70,5% 2,3% Biện pháp 4 54,5% 43,2% 2,3% Biện pháp 5 38,6% 56,8% 4,6% Biện pháp 6 54,5% 45,5% 0%

Kết quả trên cho thấy 6 biện pháp chúng tơi đưa ra có tính khả thi nhưng ở mức độ khác nhau. Chỉ có một số lượng nhỏ người được hỏi cho rằng tính khả thi của Biện pháp 3, 4 và 5 không cao.

Như vậy, qua khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng đại đa số người được khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài là cấp thiết và khả thi.

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV TTGDTC&TT - ĐHQGHN. Các biện pháp trên chưa phải là một hệ thống đầy đủ nhưng là biện pháp chủ yếu làm nền tảng cho hệ thống các biện pháp khác nhằm phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu mới để thực hiện thành công sứ mệnh của trung tâm. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn. Trong quá trình thực thi, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp để đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên ở trung tâm giáo dục thể chất và thể thao – đại học quốc gia hà nội theo tiếp cân phát triển nguồn nhân lực (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)