2.2.4.2 .Về cơ cấu giới tính
2.2.4.3. Về cơ cấu ngạch viên chức
Ngạch viên chức thể hiện trình độ và năng lực chun mơn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức. Đối với cán bộ giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, chức danh nghề nghiệp được thể hiện ở 3 cấp độ ngạch: ngạch Giảng viên, ngạch Phó Giáo sư - Giảng viên chính và ngạch Giáo sư - Giảng viên cao cấp.
Bảng 2.9. Cơ cấu ngạch viên chức của ĐNGV TTGDTC&TT-ĐHQGHN
Năm Số
lượng
Ngạch
2010-2011 25 23 92% 2 8% 2011-2012 24 18 75% 6 25% 2012-2013 27 21 77.7% 6 22.3% 2013-2014 24 18 75% 6 25% 2014-2015 24 18 75% 6 25% (Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ TTGDTC&TT-ĐHQGHN)
Căn cứ số liệu của Bảng 2.9 trên, chúng ta thấy số lượng giảng viên trung tâm chủ yếu là ở ngạch giảng viên và ngạch giảng viên chính. Chúng ta thấy ngạch giảng viên đã giảm đi đáng kể đang từ 92% nay chỉ còn 75%, ngạch PGS-GVC đang từ 8% đến nay đã có 25%. GS-GVCC khơng có giảng viên nào. Hệ quả của việc mất cân đối về cơ cấu ngạch viên chức một phần là do cứ 2 năm 1 lần ĐHQGHN mới tổ chức 1 đợt thi nâng ngạch cho CBGD từ GV lên GVC mà chỉ tiêu phân bổ về các trường lại rất hạn chế. Hơn nữa, từ năm 2012 trở lại đây, ĐHQGGN không tổ chức thi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch cho ĐNGV vì chưa có văn bản hướng dẫn của Luật viên chức có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 về việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức, trong đó có ĐNGV. Do vậy, đây là vấn đề cấp bách mà lãnh đạo trung tâm cần có kế hoạch bồi dưỡng và tham mưu với cấp trên (ĐHQGHN, Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ) xem xét duyệt chỉ tiêu nâng ngạch hoặc chuyển ngạch cho cán bộ, viên chức để trung tâm có thể nâng tỉ lệ giảng viên ở ngạch PGS- GVC và GS-GVCC, tránh tình trạng thiếu hụt ĐNGV chất lượng cao ở các ngạch viên chức tương ứng. Đây cũng là vấn đề cần được các nhà hoạch định chiến lược giáo dục đặc biệt quan tâm.