Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nghĩa tân, cầu giấy, hà nội trong yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay (Trang 40 - 43)

1.7.1. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

Nhóm yếu tố về chủ thể quản lý là nhận thức, tri thức, năng lực quản lý hoạt động tổ chuyên môn. Công tác đổi mới PPDH có thành hiện thực hay khơng, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ, khả năng tổ chức và năng lực triển khai trong thực tiễn của nhà quản lý

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải là người am hiểu sâu sắc về PPDH nói chung, đổi mới PPDH nói riêng để làm mẫu, hướng dẫn cấp dưới quyền thực hiện. Đồng thời, còn điều chỉnh, chỉ đạo, uốn nắn theo đúng quy trình và mục đích đề ra. Ngồi ra, năng lực quản lý, uy tín của người quản lý trong tập thể sư phạm có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy sự phát triển của nhà trường.

1.7.2. Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý

Tổ trưởng, tổ phó chun mơn các trường THCS cần có nhận thức, có năng lực chun mơn, có năng lực quản lý hoạt động của tổ chuyên môn.

Giáo viên: có nhận thức, có kiến thức về cơng việc của tổ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng vận dụng sáng tạo của giáo viên và các kỹ năng mềm khác. Giáo viên dạy học sinh chủ yếu bằng chính bản thân con người của mình, bằng các nhân cách, đạo đức, ý thức, nhận thức của chính mình, đó là đặc trưng lao động sư phạm của người thầy giáo. Trình độ, năng lực chun mơn, kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức lớp học, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học và ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Học sinh: động cơ học tập, thái độ học tập, khả năng và trình độ nhận thức, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh. Thái độ học tập và năng lực hoạt động của HS có ảnh hưởng quan trọng đến việc quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Nếu học sinh ngoan ngỗn, chăm chỉ, có ý động cơ và ý thức học tập tốt, có tố chất, sắc sảo và được chọn lựa cẩn thận về trình độ học vấn như các trường, lớp chất lượng cao thì cách tổ chức quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng phải khác hẳn các trường có mặt bằng thấp hơn.

Để hoạt động TCM trong nhà trường có hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất thiết yếu, cần thiết. Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động TCM có chất lượng, nâng cao được chất lượng DH trong nhà trường. Phòng hội họp để sinh hoạt TCM định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thơng tin, tìm kiếm các ứng dụng của cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ cơng việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy. Ngoài ra, cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lịng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của TCM. Để tạo điều kiện cho hoạt động của các TCM có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như:

- Phòng họp của TCM để TCM chủ động trong việc sinh hoạt CM, sinh hoạt, triển khai các cơng việc của tổ. Tổ trưởng có thể thơng báo trên bảng tin của tổ những vấn đề của tổ, lịch công tác tháng, tuần của TCM.

- Các loại sổ sách, bảng biểu theo dõi phục vụ cho hoạt động TCM. Hằng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên môn.

- Để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH thì thiết bị DH, đồ dùng giáo cụ trực quan đóng một vai trị rất quan trọng. Thiết bị dạy học tăng hiệu quả trực quan, chất lượng giờ học, tiết thí nghiệm thực hành. Nó giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.

- Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, TCM có thành tích trong hoạt động CM hàng năm

Tiểu kết chương 1

Trong hoạt động quản lý của nhà trường thì quản lý hoạt động chuyên môn là vô cùng quan trọng và luôn luôn đặt lên hàng đầu bởi vì hoạt động chuyên môn tác động trực tiếp tới chất lượng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Trong trường, các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối

hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường.

Nội dung cơ bản quản lý TCM gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ; Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy học, giáo dục theo qui định; Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng, quản lý hồ sơ chuyên môn; Quản lý, điều hành đội ngũ giáo viên: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hằng năm theo qui định; Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động: Tham mưu với BGH tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các TCM khác, với GVCN, với đoàn thể, với CMHS và cộng đồng trong giáo dục HS và huy động nguồn lực phát triển nhà trường; Quản lý hoạt động TCM là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của HT. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì cần phải xây dựng TCM theo hướng đổi mới tích cực hơn, phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TCM trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó cũng cần có những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với TCM để nâng cao được hiệu quả giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở nghĩa tân, cầu giấy, hà nội trong yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)