Biện pháp tu từ so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 25 - 40)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.1.1. Biện pháp tu từ so sánh

Xét về mặt lịch sử, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng từ rất sớm trong các tác phẩm nghiên cứu văn học, triết học… Vào khoảng 2500 năm trước, trong cuốn “Tu từ học”, tác giả Aristote (384 – 322 TCN) đã đề cập đến biện pháp tu từ so sánh. Sau đó, một triết gia vĩ đại người Đức tên là Hégel (1770 - 1831), trong cuốn “Mỹ học” cũng đã dày công nghiên cứu và bàn

luận về biện pháp tu từ này. Những cơng trình đầu tiên ấy đã trở thành nguồn gốc, cơ sở lý luận cho những cơng trình nghiên cứu về biện pháp tu từ sau này. Chúng tơi xin hệ thống hóa lại một số nội dung quan trọng của lý luận về biện pháp tu từ so sánh đóng vai trị là cơ sở lí luận cho đề tài luận văn của mình.

1.1.1.1 Khái niệm tu từ

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân làm chủ biên, in lần

thứ hai, xuất bản năm 1977 đã cho rằng: tu từ là: “sửa sang câu văn cho hay,

cho đẹp” [21, tr.816].

Theo http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn thì “phép tu từ là biện pháp làm cho câu văn, từ ngữ trở nên bóng bảy, dùng hình ảnh để người đọc dễ hiểu không nhàm chán, không chỉ khi viết văn mà trong đời sống hàng ngày chúng ta cũng thường dùng biện pháp tu từ để giao tiếp tốt hơn.”;

“Trong phép tu từ thì có tu từ so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hốn dụ, nói quá, nói

giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tu từ là sửa sang cho câu văn hay và đẹp hơn.”; “Tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn”.

Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ được chia ra: tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú pháp, tu từ văn bản.

1.1.1.2. Khái niệm so sánh

Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân làm chủ biên xuất bản năm 1977, so sánh là “xem xét để tìm ra những điểm giống, tương tự hoặc

khác biệt về mặt số lượng, kích thước, phẩm chất…” [ 21, tr.681].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả: Lê Bá Hán (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 1999 : So

sánh còn gọi là tỉ dụ. Là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia [4].

Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng của tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2001, so sánh là: xem xét cái này với

cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau, hoặc hơn kém [25, tr.668 – 669].

Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn phổ thơng hiện nay thì việc giải thích thuật ngữ “so sánh” về cơ bản cũng giống như các cuốn từ

điển chúng tôi vừa nêu. Chẳng hạn, trong cuốn sách giáo viên Ngữ văn lớp 6, do GS Nguyễn Khắc Phi làm tổng chủ biên cũng cho rằng: “so sánh là đem sự

vật này đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự tương đồng hoặc đối lập giữa chúng. Do vậy, so sánh có giá trị đối với q trình nhận thức, đem cái chưa biết đối chiếu với cái đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết”.

Hay trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, bộ sách do GS Phan Trọng Luận làm chủ biên, thì các tác giả cũng có quan niệm về so sánh như sau:

“Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật hiện tượng có những điểm chung và liên quan đến nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Bởi vậy, trong quá trình nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng để có những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng”. Bên cạnh đó, so sánh cịn “giúp người ta hình dung ra sự vật một cách dễ dàng hơn bằng việc lấy một sự vật làm tiêu chí rồi từ đó so với vật khác”[13]

Theo Hồng Kim Ngọc, “so sánh hình ảnh là sự đối chiếu hai sự vật (về tính chất, trạng thái, sự việc) A và B cùng có một dấu hiệu chung nào đấy giống nhau. A là sự vật chưa biết, nhờ qua B mà người đọc biết A hoặc hiểu thêm A. So sánh hình ảnh là một sự so sánh khơng đồng loại, không cùng một phạm trù chung, miễn là có một nét tương đồng nào đấy giữa hai đối tượng” [16, tr.84]

Tất cả những khái niệm về so sánh được nêu ra ở trên đều không khác nhau về nội dung là mấy, nhưng theo chúng tơi thì khái niệm thích hợp với nội dung đề tài luận văn của mình là khái niệm về so sánh của tác giả Lê Bá Hán: “Là phương thức biểu đạt bằng ngơn từ một cách hình tượng dựa trên

cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia”.

1.1.1.3. Cấu tạo và phân loại so sánh + Cấu tạo của so sánh

So sánh được cấu tạo bao gồm 4 yếu tố sau: 1. đối tượng được so sánh (vế A) – 2. phương diện so sánh – 3. từ so sánh – 4. đối tượng dùng để so sánh (vế B).

Chúng ta có thể hình dung cấu tạo đầy đủ của một biện pháp so sánh thơng qua mơ hình sau:

Bảng 1.1. Cấu tạo đầy đủ của một biện pháp so sánh

Đối tượng được so sánh (vế A)

Phương diện so sánh

Từ so sánh Đối tượng được dùng để so sánh (vế B)

Nước da trắng như trứng gà bóc

Nhìn chung, khi đem so sánh vế A với vế B, thì vế B được xác định là chuẩn so sánh, chuẩn đối chiếu. Ví dụ được chúng tơi đưa ra ở mơ hình trên thì “trứng gà bóc” ở vế B được coi là chuẩn để đối chiếu.

Một ví dụ khác: Cổ tay em trắng như ngà/ Đôi mắt em liếc như là dao

cau/ Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen (Ca

dao)

Trong nhiều trường hợp, vế chuẩn so sánh được nêu cụ thể, đủ rõ, để người đọc nhận ra, vì đó là vế được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, hoặc cách nhìn nhận, cách đánh giá của người nói, người viết. Song cũng khơng ít các trường hợp, để đảm bảo tính ngắn gọn hoặc để người đọc, người nghe buộc phải suy ngẫm, tưởng tượng, vế chuẩn so sánh sẽ không đầy đủ buộc người người đọc phải suy luận mới hiểu được.

Trong thực tế, mơ hình cấu tạo đầy đủ bốn yếu tố nêu ở trên có thể biến đổi ít nhiều. Chúng ta có thể gặp một phép so sánh không đầy đủ như sau:

Trường hợp vắng yếu tố 2 – phương diện so sánh. Ví dụ: Tình anh như

nước dâng cao/ Tình em như dải lụa đào tẩm hương (Ca dao)

So sánh này được các nhà nghiên cứu gọi là so sánh chìm và chính vì sự vắng mặt phương diện so sánh như vậy sẽ càng khiến người đọc có nhưng liên tưởng phong phú. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa hai đối tượng ở hai vế và từ đó mà nhận ra đặc điểm của đối tượng miêu tả. Trong ví dụ nêu trên thì phương diện so sánh có thể được người đọc nhận thức là: Tình anh mãnh liệt như nước dâng cao trong mùa bão lũ. Tình em dịu dàng, êm ái như dải lụa

đào ngát hương.

Trường hợp vắng yếu tố 3 – từ so sánh. Ví dụ: “Thày, vầng mây bạc, núi cao biển rộng. Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo thày, hiển hiện đường mây”

Trường hợp vắng mặt cả yếu tố 2 - phương diện so sánh và yếu tố 3 -

từ so sánh. Ví dụ: Gái thương chồng đương đông buổi chợ/ Trai thương vợ nắng quái chiều hôm (Ca dao)

Qua những ví dụ trên, chúng ta thấy trong cấu tạo của so sánh có thể khuyết đi một số yếu tố nào đó mà người đọc, người nghe vẫn có thể hiểu và

nhận ra được là bởi dựa vào sự đối chiếu với cấu trúc chung – đầy đủ biện pháp so sánh mẫu. Việc lược bớt đi một yếu tố nào đó trong cấu trúc chung của biện pháp tu từ so sánh mà người đọc, người nghe vẫn hiểu và nhận diện được khiến cho việc nói và viết có sử dụng biện pháp tu từ này càng trở nên linh hoạt. Lời nói, câu văn, vừa ngắn gọn, trơi chảy và trở nên mềm mại, sinh động, truyền cảm. Câu thơ, bài thơ, vừa đảm bảo được sự quy định nghiêm ngặt về niêm luật mà vừa thêm giàu nhạc điệu, giàu sức thuyết phục. Đặc biệt, với bài văn nghị luận văn học nếu học sinh biết phát huy được tối đa biện pháp tu từ này trong hành văn của mình sẽ tăng thêm tính sinh động và biểu cảm rất nhiều.

+ Phân loại so sánh

Biện pháp tu từ so sánh có thể chia thành các loại khác nhau, dựa trên những căn cứ cụ thể sau:

- Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh:

* So sánh ngang bằng – đây là biện pháp so sánh thường sử dụng các từ so sánh: như, tựa như, giống như, tương tự như, tựa hồ như, như là, giống

như là, y như, hệt như, chẳng khác,...,

* So sánh hơn kém – đây là biện pháp so sánh có sử dụng các từ so

sánh: hơn, thua, kém, cịn hơn là, cịn kém, hơn hẳn, khơng bằng, chẳng bằng

v.v..

- Căn cứ vào việc có hay khơng có tính biểu cảm, tính hình tượng: * So sánh tu từ;

* So sánh lơ gich

- Căn cứ vào tính dị loại hay đồng loại của hai vế so sánh:

* So sánh dị loại * So sánh đồng loại

- Căn cứ vào cấu tạo của so sánh: * So sánh có đầy đủ các yếu tố * So sánh khuyết yếu tố

Với sự phân loại trình bày ở trên, chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu bản chất, chức năng và cách thức tổ chức từ nhiều góc độ khác nhau của biện pháp nghệ thuật này nhằm rút ra được những quy luật hoạt động của nó, giúp cho người nói, người viết sử dụng biện pháp tu từ so sánh một cách có hiệu quả hơn trong hoạt động giao tiếp thường ngày.

1.1.1.4. Cách hiểu về “so sánh” trong nhà trường phổ thông

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, khi được hỏi về “so sánh” thì giáo viên và học sinh đều hiểu so sánh là đem cái này đối chiếu với cái khác, đem đối tượng này đối chiếu với đối tượng kia để tìm ra nét tương đồng hoặc sự khác biệt giữa chúng. Nhưng trên thực tế, khái niệm “so sánh” vẫn được giáo viên và học sinh hiểu theo hai cách hoàn toàn khác nhau.

Một là, so sánh là một trong những biện pháp tu từ, hoặc phép tu từ

dùng để trình bày vấn đề :“trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác

loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” hoặc “so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”. Chức năng chính của tu từ so sánh là chức năng nhận thức thẩm mĩ. Theo cách hiểu này thì biện pháp tu từ so sánh thuộc hệ thống các thuật ngữ khác của tu từ học như: biện pháp ẩn dụ, biện pháp hoán

dụ, biện pháp nhân hóa,…

Hai là, so sánh là một thao tác dùng để nhận thức hiện thực khách quan, nhận thức thế giới và so sánh cũng chính là một thao tác nghị luận

“trong đó kết luận về sự giống nhau của các dấu hiệu được rút ra trên cơ sở giống nhau của các dấu hiệu khác nhau của cùng đối tượng”. Căn cứ theo cách hiểu này thì so sánh thuộc hệ thống các thuật ngữ khác của lô gich học như: phân tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, giải thích – chứng minh –

cái khác biệt giữa các đối tượng, các vấn đề… So sánh còn giúp ta nhấn mạnh nét đặc sắc, độc đáo trong ý kiến của mình về một vấn đề nào đó để tăng thêm sức hấp dẫn, sức thuyết phục,...

“So sánh”, dẫu hiểu theo cách nào thì cũng là một trong những vấn đề quan trọng đối với việc làm văn ở trường phổ thơng nói chung. Nếu “so sánh” được sử dụng như một thao tác nghị luận thì bài làm văn của học sinh sẽ trở nên mạch lạc, chặt chẽ, hệ thống và giàu sức thuyết phục. Còn nếu “so sánh” được sử dụng như một biện pháp tu từ để trình bày vấn đề trong làm văn thì bài viết ấy sẽ càng trở nên sinh động, hấp dẫn và tăng cường tính biểu cảm.

Liên quan đến đề tài luận văn của chúng tơi, thì chúng tơi nghiêng về cách hiểu thứ nhất như đã nói ở trên.

Như chúng ta đều biết tu từ so sánh là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu (so sánh) hai đối tượng khác loại, không đồng nhất với nhau hồn tồn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng. Đây là biện pháp so sánh không lấy việc

đối chiếu với sự vật khác để tìm ra sự vật tương đồng hoặc đối lập giữa chúng

làm chính mà quan trọng là hướng đến việc tạo ra được những xúc cảm thẩm

mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Biện pháp tu từ so sánh tạo

điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, kích thích sự làm việc trí tuệ và tình cảm của người đọc, người nghe, dễ dàng tạo nên những rung cảm thẩm mĩ.

Mục đích của biện pháp tu từ so sánh là sự thể hiện cái nhìn mới, độc đáo nhằm tạo ra sự nhận thức khơng phải bằng lí trí mà là sự nhận thức bằng hình ảnh so sánh. Một biện pháp tu từ so sánh hay khơng chỉ là một so sánh có tính phát hiện – phát hiện những gì người khác chưa nhận ra, phát hiện ra những gì người khác khơng nhìn thấy, mà chủ yếu là đem lại hứng thú cho người đọc, giúp họ có thêm cách nhận thức mới, gieo vào lòng họ những cảm xúc mới mẻ, bay bổng.

Ví dụ: Trong bài thơ “Tình ca ban mai” Chế Lan Viên đã sử dụng một loạt tu từ so sánh làm tăng tính biểu cảm khi ca ngợi tình u, hạnh phúc lứa đơi:

“Em đi như chiều đi/ Gọi chim vườn bay hết/ Em về tựa mai về/ Rừng

non xanh lộc biếc/ Em ở trời mưa ở/ Nắng sáng màu xanh che/ Tình em như sao khuya/ Rải hạt vàng chi chít/ …..”

Nguyễn Tuân đã cống hiến cho bạn đọc những so sánh kỳ thú tuyệt vời khi ơng viết: “Màu vỏ lịng trai ngọc thật là kiều diễm như nửa vòng cung cầu

vồng bắc lên từ một thế giới đáy biển vẫn hồi bão ánh trời”. Rồi có khi chỉ

một màu xanh của biển Cô Tô mà ông viết gần hai trang giấy tìm ra hàng chục so sánh: "Nước bể Cô Tô sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy?

Ai dám bảo rằng mình đã thuộc tên của hết thảy loài cá trên khắp biển lớn biển con? Ai đã ghi chép cho hết những hình trang trí trên mình cá? Cái màu xanh luôn luôn biến đổi của nước bể chiều nay trên biển Cô Tô như là thử thách cái vốn từ vị của mỗi đứa tôi đang nổi gió trong lịng. Biển xanh như gì nhỉ? Xanh như lá chuối non? Xanh như lá chuối già? Xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng? Nước biển Cô Tô đang đổi từ vẻ xanh này sang vẻ xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)