- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.
2.1.3. Phải đảm bảo tôn trọng cái riêng của học sinh trong so sánh
Trong nhà trường phổ thông, với môn làm văn các em có thể nói về cái “tơi” của mình, nói về cái khơng giống với người khác hoặc người khác khơng nói thế. Các em được nhìn nhận mọi việc xung quanh, đánh giá, so sánh cái tốt, cái xấu trong đời sống theo đúng cách cảm, cách nghĩ của riêng mình.
Trong việc rèn luyện cho học sinh sử dụng tu từ so sánh trong bài làm văn nói chung, nghị luận văn học nói riêng, giáo viên cần phải hết sức tôn trọng cái riêng của các em trong so sánh.
Khi sử dụng tu từ so sánh các em rất có thể so sánh sai, so sánh chưa chuẩn, thậm chí cịn khơng phản ánh đúng tình cảm, thái độ của mình. Với trình độ của các em, những sai sót đó là khơng thể tránh khỏi và cần được uốn nắn, sửa chữa lại cho đúng. Vấn đề là ở chỗ, thái độ của giáo viên đối với
những điều sai sót đó như thế nào. Điều cần lưu ý là, dù các em mắc lỗi, đúng, sai nhiều, ít thế nào đi chăng nữa thì giáo viên cũng cần ln ln tôn trọng các em. Sự tôn trọng này thể hiện trong nhận xét, trong lời phê, trong sự đánh giá, trong sự động viên khích lệ các em. Giai đoạn đầu giáo viên không nên địi hỏi một cách q chặt chẽ, q cầu tồn đối với những so sánh các em sử dụng. Nếu lần đầu các em sử dụng so sánh trong bài văn nghị luận theo cách nghĩ riêng của mình mà đã bị giáo viên phủ nhận, bị phê phán gay gắt, thì chắc chắn rằng từ lần sau đó, các em sẽ khơng dám thể hiện cái riêng, cái tôi của mình nữa. Các em sẽ trở nên e ngại, khơng dám mạnh dạn nói, viết đúng với điều mà mình suy nghĩ và cảm nhận nữa mà chỉ nói theo, viết theo những điều có sẵn như một cái máy vô hồn.
Cần hiểu cho đúng về cái riêng của học sinh trong việc sử dụng tu từ so sánh. Cái riêng trong văn cảnh này có thể chưa đạt đến cái hay về ý, cái sáng tạo về lời, hoặc vừa hay, vừa sáng tạo cả ý lẫn lời riêng có của người viết. Đạt đến trình độ cái riêng hay và sáng tạo như vậy là đã đạt đến mức thang giá trị cao nhất của việc viết văn, của việc chọn ý, tạo lời. Rõ ràng đối với học sinh trung học phổ thông không thể địi hỏi các em có cái riêng đồng nghĩa với cái hay và cái sáng tạo như thế được.
Cái riêng ở đây chỉ nên hiểu là việc các em tạo ra những so sánh khác biệt có ở lứa tuổi các em, mới nghĩ thế, mới nói thế, mới viết thế, chứ khơng nói lại, viết lại những so sánh đã q sáo mịn, khơng cịn giá trị cảm xúc.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải thấy rằng, nói như vậy khơng có nghĩa là cái riêng nào của học sinh trong việc sử dụng tu từ so sánh cũng được chấp nhận. Cần chỉ ra cho học sinh hiểu rằng những so sánh mặc dù khác biệt, thậm chí độc đáo nhưng sai lầm về tư tưởng, tình cảm, thái độ hoặc nhận thức thẩm mỹ đều là những so sánh không được chấp nhận.
Do đó, tơn trọng cái riêng của các em cũng có nghĩa là phải giúp các em thấy được cái sai trong so sánh ấy và hướng dẫn các em sửa lại sao cho đúng, cho phù hợp. Điều quan trọng là, trong khi sửa lỗi sai cho các em, giáo
viên phải có thái độ tơn trọng, động viên, cổ vũ tinh thần mạnh dạn, tích cực, sáng tạo trong quá trình rèn luyện sử dụng tu từ so sánh.