Phải đảm bảo cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với tư tưởng, tình cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 61 - 63)

- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.

2.1.1. Phải đảm bảo cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với tư tưởng, tình cảm

hợp với tư tưởng, tình cảm

Vì đã được học về tu từ so sánh ở cấp học dưới nên đưa ra một tu từ so sánh khơng phải là q khó đối với học sinh trung học phổ thơng. Vấn đề là ở chỗ cần rèn luyện cho các em biết tạo ra một tu từ so sánh Điều quan trọng là các em phải biết sử dụng tu từ so sánh sao cho phù hợp với tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình trong bài văn chứ không phải chỉ đưa ra một tu từ so sánh đơn thuần nào đó.

Trong q trình giảng dạy Ngữ văn ở trường Trung học phổ thông, chúng tôi nhận thấy rằng, việc học sinh sử dụng tu từ so sánh cịn nhiều vụng về, sai sót. Một số em nhầm tưởng là cứ đưa tu từ so sánh vào bài văn là bài văn của mình sẽ thêm sinh động, thêm giầu hình ảnh. Các em vẫn chưa nhận thức được rằng, nếu dùng tu từ so sánh khơng thích hợp thì những tu từ so sánh đó sẽ phản tác dụng, sẽ tạo nên những ức chế trong nhận thức của người đọc, người nghe và làm ảnh hưởng đến nội dung cần thể hiện của tồn bộ bài văn. Do đó, trong việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng phép so sánh tu từ, điều quan trọng là các em phải ý thức được rằng việc sử dụng phép so sánh cần được nhắc một cách kĩ càng, tránh sự tùy tiện. Các em phải biết tự đặt câu hỏi rồi trả lời: Dùng so sánh ở trường hợp này sẽ có tác dụng gì? Vế A là thế này thì vế B so sánh với đối tượng nào là phù hợp nhất với tư tưởng, tình cảm của mình? Nên so sánh hai đối tượng đó về phương diện nào thì việc diễn đạt sẽ được nổi bật... Đây là những điều cần đảm bảo trong việc rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh tu từ cho học sinh trung học phổ thông khi làm văn nghị luận.

Nếu đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể của việc sử dụng, chúng ta thấy mỗi biện pháp tu từ so sánh sẽ có một tác dụng riêng, tùy thuộc vào mạch văn, nội dung, tư tưởng, tình cảm, thái độ ... của người viết đang được trình bày trong bài văn đó. Ở biện pháp so sánh này có thể là nhằm phê phán, đả kích; ở biện pháp so sánh kia lại có thể là nhằm ca ngợi, khẳng định; trong khi đó ở biện pháp so sánh khác lại có thể là để thể hiện sự mới lạ trong nhận thức, hoặc đơn giản chỉ là nhằm tăng tính sinh động cho việc diễn đạt ...

Ví dụ, để so sánh khn mặt của người nào đó ta có thể lựa chọn đối tượng đưa ra trong vế B rất khác nhau. Nếu tình cảm yêu thương, thái độ ca ngợi, ta có thể chọn “ tươi như hoa” nhưng nếu như thái độ coi thường,

khơng có thiện cảm, hoặc mỉa mai châm biếm, thì ta có thể chọn“ tươi như

hoa cứt lợn”,… Rõ ràng việc đưa đối tượng nào ra so sánh là thể hiện những

tình cảm, thái độ rất khác nhau của người viết:

- Mặt tươi như hoa.

- Mặt tươi như hoa cứt lợn.

Những so sánh trên cho người đọc những liên tưởng hoàn toàn khác nhau về một con người nào đấy và theo đó người đọc cũng sẽ nhận ra những tư tưởng tình cảm khác nhau của người viết với từng khuôn mặt ấy.

Nếu học sinh biết dùng so sánh phù hợp, các em có thể dù khơng bộc lộ thái độ một cách trực tiếp nhưng vẫn đạt tới sự rõ ràng, khách quan, giấu mình một cách kín đáo. Qua so sánh, nhờ so sánh - mà cụ thể là qua đối tượng được nêu ra trong vế B của so sánh - người đọc, người nghe vẫn có thể nhận ra được chính xác thái độ của các em trong bài làm văn. Hoặc qua so sánh, nhờ so sánh mà người đọc, người nghe cũng có thể nhận thức dễ dàng hơn và thuận lợi hơn những điều được các em trình bày. Cũng qua so sánh, các em có thể bộc lộ được những cảm nhận mới, những cái nhìn mới với vấn đề trình bày. Cái riêng, cái mới lạ của các em được để lại dấu ấn qua so sánh. Thêm vào đó, bản chất của biện pháp tu từ so sánh là để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm cho diễn đạt và vì vậy việc dùng biện pháp so sánh trong câu

văn, đoạn văn cũng tự nó cũng tăng được chất “văn” trong bài nghị luận, giảm độ “cứng”, độ “khô khan” cho những vấn đề được trình bày trong bài văn.

Do đó, trong khi rèn luyện cho học sinh sử dụng tu từ so sánh giáo viên cần giúp học sinh nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò, tác dụng của tu từ so sánh để có thể sử dụng tu từ so sánh phù hợp với tư tưởng, tình cảm của mình, để làm tăng giá trị của bài văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)