Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 46 - 50)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.1.4. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học

Vai trò của so sánh, giá trị của so sánh trong đời sống, trong văn học và trong việc nghị luận là điều khơng cần phải giải thích và chứng minh nhiều. Tuy vậy, để làm sáng rõ hơn nữa vấn đề vừa nêu ra ở trên, dưới đây, chúng tơi xin phân tích sâu thêm một số vai trị chính của so sánh trong việc tạo lập văn bản nghị luận nói chung và bài làm văn nghị luận văn học nói riêng ở nhà trường phổ thơng.

1.1.4.1. Tu từ so sánh giúp cho việc bộc lộ thái độ, chính kiến một cách tinh tế, sâu sắc

Trong bài làm văn, đặc biệt trong bài làm văn nghị luận, một trong những nội dung quan trọng là việc bộc lộ chính kiến, bộc lộ thái độ, quan điểm với đối tượng được đề cập đến. Viết bài văn nghị luận mà người đọc khơng rõ chính kiến, khơng rõ thái độ, quan điểm... của người viết là bài văn nghị luận chưa đạt yêu cầu. Vì thế trong làm văn nghị luận, việc bộc lộ quan điểm, chính kiến, thái độ... càng rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng như thế khơng có nghĩa là bất kì bài văn nghị luận lúc nào cũng cần phải bộc lộ quan điểm một cách trực tiếp. Thái độ, chính kiến có thể cần được bộc lộ một cách kín đáo, tinh tế. Cách bộc lộ kín đáo, giấu mình đi như thế sẽ giúp người viết bộc lộ thái độ, chính kiến khách quan hơn và chính vì khách quan hơn mà sức thuyết phục cũng có hiệu quả hơn. Một trong những cách giúp cho việc bộc lộ thái độ, chính kiến kín đáo và tinh tế đó là dùng biện pháp tu từ so sánh.

Trong làm văn, người viết có thể lựa chọn một trong số rất nhiều đối tượng để đem ra so sánh. Tuy nhiên, trong so sánh - tùy thuộc vào dụng ý của tác giả - việc đem đối tượng ra (đối tượng A) để so sánh với cái gì (đối tượng B) lại là cơ sở rất quan trọng để người viết thể hiện nhận thức, thái độ, chính kiến cũng như tình cảm một cách kín đáo hơn, tế nhị hơn. Nói chung, so sánh người với vật, cái sang trọng với cái tầm thường, cái cao cả với cái thấp hèn... thường là một sự xúc phạm, sự khinh thị đối với đối tượng được đem ra so

sánh (đối tượng A). Ngược lại, nếu đối tượng vốn bình thường nhưng lại được đem ra so sánh với cái vĩ đại, với cái đặc biệt, cái hiếm thấy... thì việc so sánh đó lại thiên về sự ca ngợi, tơn vinh (đối tượng A).

Ví dụ: “Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng dương lên, đầy nhựa

sống và ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào từng nhóm cây, từng cây

chúng ta thấy có những cây của chúng ta cịn có bệnh, cong queo, chưa phải tốt lắm, nhưng phải thấy những cây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại thành rừng” (Phạm Văn Đồng – Trích theo Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt) [7, tr.158]

1.1.4.2. Tu từ so sánh để tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho nhận thức

Văn bản nghị luận có mục đích tác động đến nhận thức của người đọc, người nghe vì vậy việc giúp cho người đọc, người nghe hiểu được đầy đủ, chính xác vấn đề trình bày trong văn bản là hết sức cần thiết. Biện pháp tu từ so sánh có lợi thế nhất định trong việc biến những cái được trình bày trong văn bản vốn là những vấn đề “xa lạ” trở nên “quen thuộc”, góp phần khẳng định chân lý hoặc làm sáng tỏ hơn, sinh động hơn điều muốn nói, tạo cơ sở cho việc nhận thức nội dung trình bày một cách dễ dàng ở người tiếp nhận.

Ví dụ: Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ hai của Đảng” Bác Hồ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh “vỏ quýt dày” “móng tay nhọn” để giúp cho việc nhận thức tương quan lực lượng giữa thực dân Pháp xâm lược với quân đội ta trong cuộc kháng chiến được dễ dàng hơn, đồng thời cũng làm tăng thêm lòng tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của công cuộc đấu tranh chống quân xâm lược dành lại độc lập tự do cho Tổ quốc: “Giặc Pháp là "vỏ quýt dày" ta phải có thời gian để mà mài "móng tay

nhọn", rồi mới xé toang xác chúng ra.”

Ở đoạn văn này, nhóm từ “vỏ quýt dày” dùng để chỉ lực lượng của bọn thực dân Pháp với sức mạnh quân sự và những thủ đoạn xảo quyệt nhằm xâm lược nước ta; nhóm từ “móng tay nhọn” dùng để chỉ lực lượng của quân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng dũng cảm kiên cường, bền bỉ, mưu

trí..., qua thời gian trường kỳ kháng chiến “móng tay nhọn” sẽ ngày càng được mài nhọn hơn, sẽ xé toang xác kẻ thù xâm lược.

1.1.4.3. Tu từ so sánh nhằm tăng cường tính biểu cảm, tạo được dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả bài văn

Như chúng ta đều biết, văn học có chức năng thẩm mỹ, giáo dục và nhận thức, nhằm đem lại Chân – Thiện – Mỹ đích thực cho người tiếp nhận nó.

Để phục vụ cho đề tài của luận văn của chúng tôi, trong luận văn này, chúng tôi sẽ bàn đến chức năng thẩm mỹ của văn học, và một trong những phương tiện thực hiện chức năng đó là những bài văn biểu cảm có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Những bài văn biểu cảm là những văn bản được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của người viết đối với con người và thế giới xung quanh. Tình cảm trong những bài văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm đẫm tư tưởng nhân văn. Đó có thể là tình u nam nữ, tình u đồng loại, tình yêu quê hương, Tổ quốc. Đó có thể là những rung động tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trước sắc đẹp của người thiếu nữ, trước những tấm lịng cao cả. Đó có thể là những xúc động, những nỗi đau thế thái nhân tình trước những mất mát, đau thương, khổ ải của đồng loại. Đó có thể là lịng căm ghét sâu sắc, “ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm” cái ác, cái bất lương, cái tầm thường, ti tiện, v.v..

Dấu ấn của người viết thường được thể hiện rất rõ ràng, nổi bật trong những bài văn biểu cảm. Đọc những bài văn biểu cảm “đã u thì nói rằng u, đã ghét thì nói rằng ghét”, tâm hồn, trái tim người đọc sẽ bị lay động, người đọc sẽ đồng cảm, cùng yêu với tình yêu, cùng căm ghét với lòng căm ghét của người viết.

Những bài văn biểu cảm, trong đó có những bài văn biểu cảm sử dụng biện pháp tu từ so sánh, sẽ làm cho đời sống tình cảm của người đọc trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn, nhân văn hơn.

Có thể nêu ra một vài đoạn văn biểu cảm để minh họa cho nhận định nói trên:

+ Vẻ đẹp của người thiếu nữ: “Da nàng trắng hơn hoa vơng, mắt sáng

như mắt chim phí, ngực đỏ như ức chim nhơng, ngón tay thon hình lá hành, tiếng nói trong tựa như nước đùa trong ống” (Truyện cổ Ê Đê)

+ Cảnh đẹp thiên nhiên đất nước: “Thác Yali, một thắng cảnh trên lưng

chừng trời. Thác có độ dốc thẳng đứng, chảy mịn đá, tạo thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt đất. Mười hai bậc do chính những “đơi tay” khéo léo của thiên nhiên xây cất. Nước trút từ trên trời xuống, tạo nên một biển mù đẹp tuyệt vời.Nhất là lúc sắp hồng hơn, mặt trời sói thẳng vào dịng nước lấp lánh như người ta đang dát một mẻ vàng vừa luyện xong.” (Thiên Lương

– Trích theo 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn- Nguyễn Quang Ninh) [17, tr.67]

+ Tình nghĩa vợ chồng mặn nồng thắm thiết: “Nếu mà anh giận được

em/ Giận kín mùa xuân, giận tràn sang hạ/ Giận đầu vụ hoa, giận tàn vụ quả/ Giận non tơ lá giận vàng lá rơi/ Giận nửa vịng đời, giận trịn tuổi tóc/ Bao nhiêu rưng rức thành dịng mặn trơi/ Nhưng mà em ơi làm sao giận được/ Khi con mắt ướt nói lời đắm say/ Khi đơi vai gầy giấu điều ẩn ức/ Khi bao thao thức dựng đêm thành ngày/ Con đường ta đây đắp bằng trắc trở/ Một bàn tay bồi hai bàn tay lở/ Em cịn có nhớ giọt nào nên sơng/ Giọt nào mát đồng giọt nào xanh bãi/ “Duyên phận phải chiều” nghĩa tình đọng lại/ Nghĩa tình khơng ảnh/ nghĩa tình khơng tên/ Phù vân chóng qn gừng già cay nhớ/ Nợ chồng nợ vợ nợ nhau nợ đời/ Làm sao giận được khi lịng cịn thương?” (Trần Gia Thái)

+ Tình cảm gắn bó với q hương đất nước: “Trên đài, một người con

gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi và chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cị

trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời,có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng…có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là q hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lịng đất, ở trong đó một góc vườn có đơi cây sầu đơng và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lịng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dịng sơng, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.” (Nguyên Ngọc – “Đường

chúng ta đi”)

+ Khơi gợi lòng căm thù, khinh miệt kẻ thù xâm lược: “Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngồi đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lịng tham khơn cùng; khốc hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.” (“Hịch tướng sĩ” – Hưng Đạo

Vương Trần Quốc Tuấn)

+ Nỗi buồn của người con gái khi lỡ làng duyên phận, hơn nhân khơng hạnh phúc: “Anh nói thì em cũng nghe anh/ Nhưng bát cơm đã chót chan

canh mất rồi/ Nuốt vào đắng lắm anh ơi!/ Nhổ ra thì để tội trời ai mang?”

(Ca dao) v.v.. và v.v..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)