- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.
B. Loại chữa lỗi trong mối quan hệ với các yếu tố ngoài so sánh
3.4. Nội dung thực nghiệm
Để tạo ra được một bài văn nghị luận văn học hay, sáng tạo và sử dụng được biện pháp tu từ so sánh có hiệu quả, yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là phải có sự hiểu biết về đối tượng ấy. Bởi vậy, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho các em ôn lại những nội dung cơ bản về văn nghị luận và biện pháp tu từ so sánh. Tuy nhiên, mục đích chính, chủ yếu phần thực nghiệm là rèn cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận văn học để tăng cường tính sinh động, biểu cảm, cho nên phần ơn luyện lại những nội dung lí luận được chúng tơi xác định là phần thứ yếu. Phần quan trọng nhất, chính là phần học sinh phải cảm nhận được cái hay, biết tạo được biện pháp tu từ so sánh có tính biểu cảm trong bài văn, đoạn văn và cuối cùng phải biết xác định lỗi và chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh để thể hiện tình cảm, tăng cường sinh động, tính biểu cảm. Bởi thế nội dung thực nghiệm của chúng tôi tập trung vào ba mảng nội dung cần luyện tập này.
Để đạt được mục đích thực nghiệm đã nêu ở trên, chúng tơi tiến hành soạn các bài kiểm tra đầu ra và các phiếu bài tập có nhiều dạng bài củng cố vốn hiểu biết của học sinh về biện pháp tu từ so sánh. Trên cơ sở đó, chúng tôi ứng dụng biện pháp tu từ này vào những bài văn nghị luận văn học, góp phần nâng cao chất lượng các bài văn nghị luận văn học ở trung học phổ thơng. Bên cạnh việc kiểm tra viết, chúng tơi cịn tiến hành những hình thức khác để kiểm tra việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở lớp thực nghiệm, và một số lớp đối chứng khác trên địa bàn Bắc Ninh và Hà Nội. Kết quả thực
nghiệm sẽ cho chúng tơi câu trả lời chính xác nhất về tính khả thi của những đề xuất mà chúng tơi đã nêu ra.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, ở những lớp được dạy thực nghiệm, giáo viên đã giúp học sinh được tìm hiểu trước giá trị của biện pháp tu từ so sánh đối với bài văn nghị luận văn học. Các cần em nhận thức được rằng biện pháp tu từ so sánh giúp cho việc bộc lộ tư tưởng, tình cảm, thái độ một cách tinh tế; giúp cho việc nhận thức được dễ dàng hơn; bộc lộ được cách cảm, cách nghĩ riêng, làm tăng cường được tính hình ảnh, tính sinh động, tính biểu cảm trong việc diễn đạt. Trong khi đó, học sinh lớp đối chứng khơng được tìm hiểu thêm nội dung này.
Vì điều kiện khơng cho phép chúng tơi tiến hành nhiều nội dung thực nghiệm nên chúng tôi xin giới thiệu hai đề thực nghiệm đã được chúng tôi tiến hành ở lớp 11 của 4 trường như vừa nêu trên. Mỗi đề, học sinh được làm trong 45 phút:
Đề 1: Hãy phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh
trong hai đoạn văn dưới đây:
- “Tiếng trống thu khơng trên cái chịi canh của phố huyện nhỏ; từng tiếng
một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng ếch nhái kêu ran ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong của hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quản thuốc sơn đen; đơi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên khơng hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái thời khắc của ngày tàn”. (Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
- “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như
Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. (Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh, Hoài Chân)
Đề 2:
Thú chơi chữ của người xưa qua truyện ngắn: “Chữ người tử từ” của Nguyễn Tuân.
Yêu cầu:
- Viết một bài văn ngắn, khoảng 200 từ (gồm 2 hoặc 3 đoạn văn), phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề trên.
- Trong bài viết có sử dụng ít nhất một phép so sánh.