6. Cấu trúc của Luận văn
1.1.3. Nghị luận văn học
1.1.3.1. Khái niệm
Khi tìm hiểu khái niệm nghị luận văn học, chúng tơi có tham khảo một số tài liệu có liên quan, tuy nhiên chúng tơi xin chọn cách trình bày như trong cuốn sách Văn nghị luận văn học trung học phổ thông, Tạ Đức Hiền làm chủ biên: Văn nghị luận văn học là những bài bàn về các vấn đề văn chương – nghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận về một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác phẩm văn chương, vv…
1.1.3.2. Một số kiểu dạng bài làm văn nghị luận văn học thường gặp trong trường trung học phổ thông
Theo G.S Nguyễn Đăng Mạnh, trong cuốn Muốn viết được bài văn hay [14, tr.21-28]: Đối tượng của nghị luận văn học là tất cả các sự kiện và các vấn đề văn học, do đó rất phong phú và đa dạng. Tuy vậy nhóm đề nghị luận văn học có thể chia ra làm ba loại (dựa trên căn cứ của nội dung nghị luận):
* Loại thứ nhất: Loại yêu cầu hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học.
Loại đề này nhằm kiểm tra trình độ tiếp nhận tác phẩm văn học của học sinh với hai hình thức chính là phân tích và bình giảng. Bình giảng thường hướng vào những đoạn văn, nhưng đoạn thơ, những câu thơ hay (chủ yếu là thơ).
Ví dụ: “Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn
Đình Thi: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/ Những phố dài xao xác hơi may/ Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
Hoặc: Bình giảng bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Có khi bình giảng một đoạn văn xi nghệ thuật như: Bình giảng một đoạn trong Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi, hoặc một đoạn trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân.
Nếu như loại đề bình giảng chỉ đơn giản là một kiểu như trên thì loại đề phân tích lại khá đa dạng, phong phú. Thường có các kiểu đề phân tích như sau:
- Phân tích một bài thơ trọn vẹn.
Ví dụ: Phân tích bài thơ Thơ duyên của Xuân Diệu.
Hoặc: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. - Phân tích một nhân vật.
Ví dụ: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.
Hoặc: Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
- Phân tích một tác phẩm văn xuôi (thường là để làm sáng tỏ một phương diện nào đó về nội dung hoặc nghệ thuật).
Ví dụ: Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện Vợ nhặt là xây dựng một tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn. Hãy
phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh cho ý kiến trên.
Hoặc: Trong tác phẩm Đời thừa, qua nhân vật Hộ, tác giả Nam Cao đã đưa ra một quan điểm nghệ thuật: “Văn chương không cần đến những người
thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Đời thừa
để chứng minh quan điểm nghệ thuật trên. - Phân tích một hình tượng.
Ví dụ: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
- Phân tích một hình ảnh.
Ví dụ: Phân tích hình ảnh “đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
- Phân tích một tâm trạng.
Ví dụ: Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt của Kim
Lân.
* Loại thứ 2: Loại yêu cầu nghị luận về một vấn đề văn học sử.
Văn học sử là những kiến thức lịch sử văn học bao gồm những đặc điểm, những quy luật hình thành và phát triển lịch sử của các sự kiện văn học ( trào lưu, tác giả, tác phẩm, thể loại…)
Trong nhà trường phổ thông, học sinh được tiếp xúc với các dạng bài văn học sử sau đây:
- Bài văn học sử về cả một nền văn học hay một thời kì, một giai đoạn văn học.
Ví dụ: Bài mở đầu môn Văn học Việt Nam ở sách giáo khoa Văn 10: “Nhìn chung về văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử” hay những bài khái quát về một giai đoạn văn học nào đó …
- Bài văn học sử về khuynh hướng văn học.
Trước cải cách giáo dục, khi học các khuynh hướng văn học bao giờ cũng có bài khái quát về một khuynh hướng văn học nào đó như “Khái quát văn học hiện thực phê phán”…Trong cải cách giáo dục loại bài này được trình bày chung vào bài khái quát một giai đoạn. Tuy vậy đề cụ thể vẫn có thể kiểm tra tri thức văn học sử về một khuynh hướng văn học nào đó.
- Bài văn học sử về một tác gia văn học.
Đây là bài khái quát về một tác giả văn học lớn khi đi vào học tác phẩm cụ thể của nhà văn đó.
Ví dụ: Tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du (lớp 10) Tác gia Nguyễn Khuyến (Lớp 11)
Tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh (lớp 12) - Bài văn học sử về một tác phẩm văn học.
Loại này trước cải cách giáo dục cũng được học thành bài riêng. Đó là những bài khái quát chung về một tác phẩm lớn có giá trị quan trọng trong lịch sử văn học.
Ví dụ: Khái quát về tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, hoặc khái quát về tập thơ Từ ấy của Tố Hữu. Sách giáo khoa cải cách giáo dục
thường trình bày những tri thức văn học sử này vào bài viết về tác gia văn học. Tuy vậy khi ôn luyện và làm bài học sinh vẫn cần phân biệt loại bài văn học sử này để nhận dạng được đúng đề ra.
Có 5 loại bài văn học sử mà đề thi có thể xoay quanh.
Ví dụ 1: Những đóng góp của khuynh hướng hiện thực qua một số tác
phẩm của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng thời kì 1930 – 1945.
Ví dụ 2: Những giá trị tư tưởng nghệ thuật của thơ ca lãng mạn qua một
Ví dụ 3: Phân tích và chứng minh một trong những đặc điểm cơ bản
của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: Sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Ví dụ 4: Nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Ví dụ 5: Tình cảm nhân đạo được biểu hiện trong Nhật kí trong tù của
Hồ Chí Minh.
* Loại thứ 3: Loại đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học.
Lí luận văn học, là một phân mơn của mơn văn “có nhiệm vụ nghiên
cứu bản chất, chức năng xã hội, thẩm mĩ, quy luật phát triển của sáng tác văn học, có tác dụng xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học” (Từ điển văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1992).
Thực tế ở trường phổ thơng, lí luận văn học ít được chú ý và coi trọng vì nhiều lí do. Tuy vậy khi đi thi học sinh lại gặp khơng ít những vấn đề của lí luận văn học. Đó là chưa nói bất kì một bài nghị luận văn học nào cũng đụng đến một vài khái niệm lí luận văn học nào đấy, và vì thế người làm bài cũng phải vận dụng kiến thức lí luận văn học ở một chừng mực nhất định.
Ví dụ 1: Đặc điểm của ngôn ngữ văn học ?.
Ví dụ 2: Lê Q Đơn cho rằng “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.
Cịn Ngơ Thời Nhậm cũng nhấn mạnh “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Từ những ý kiến trên, anh (chị) hãy nêu vai trị quan trọng của tình cảm trong thơ.
Ví dụ 3: Trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đồn,Vũ Trọng
Phụng viết: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, tôi và các bạn cùng chí hướng như tơi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời” (Báo Tương lai 25.3. 1937). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Như vậy, nếu phân chia các dạng đề nghị luận văn học theo nội dung nghị luận như trên ta có thể lập một bảng tổng hợp như sau:
Bảng 1.2. Các dạng đề nghị luận văn học
Loại đề Phạm vi nội dung nghị luận
Hình thức thao tác nghị luận chính Nghị luận văn học Hiểu và cảm tác phẩm văn học
- Bình giảng một bài thơ, một đoạn thơ hay. - Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một vấn đề nào đó của tác phẩm văn xi. - Phân tích nhân vật - Phân tích một hình tượng - Phân tích một hình ảnh - Phân tích một tâm trạng - So sánh hai tác phẩm văn học Phân tích hoặc bình giảng Văn học sử - Về một nền văn học - Về một giai đoạn văn học - Về một khuynh hướng văn học - Về một tác gia văn học - Về một tác phẩm văn học Phân tích Giải thích Chứng minh Bình luận Lí luận văn học
- Vai trị, ý nghĩa, tác dụng của văn học - Đặc trưng văn học - Cấu trúc tác phẩm văn học - Các giá trị văn học - Thể loại văn học - Nghệ sỹ và q trình sáng tạo Giải thích Bình luận Phân tích Chứng minh