Chương trình và sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 50 - 53)

6. Cấu trúc của Luận văn

1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa

Trong chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt cũng như Ngữ văn phổ thông, biện pháp tu từ so sánh được giới thiệu với học sinh từ rất sớm. Có thể khẳng định so sánh là biện pháp tu từ được học sinh làm quen đầu tiên trong số những biện pháp tu từ các em học ở nhà trường phổ thơng. Có lẽ chương trình và sách giáo khoa đưa vào biện pháp này để học sinh làm quen

sớm là bởi biện pháp tu từ này có tần số xuất hiện cao mà lại dễ dùng và tác dụng đối với việc diễn đạt cũng hết sức rõ ràng, không ai là không thừa nhận.

Ngay từ bậc tiểu học, Chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2006 - đã cho học sinh làm quen với biện pháp tu từ so sánh. Cuốn sách đã dành tới bốn tiết giúp các em làm quen biện pháp tu từ này (trước cả việc các em làm quen với biện pháp nhân hóa). Tiết đầu, học sinh làm quen với biện pháp so sánh bằng các bài tập phát hiện từ so sánh, những sự vật được đem ra so sánh trong một số câu văn, câu thơ. Ở tiết hai và

tiết ba sách tiếp tục đưa các em đi sâu thêm một bước nữa vào việc tìm các hình ảnh so sánh và tới tiết thứ tư, các em được tìm hiểu một bình diện khác

của việc so sánh: so sánh âm thanh của sự vật, hiện tượng. Mục đích của việc dạy biện pháp so sánh ở bậc tiểu học này mới chỉ là bước đầu giúp các em làm quen với biện pháp so sánh và phần nào đó cảm thụ được cái hay, cái lý thú của biện pháp so sánh được đưa ra trong các bài tập đọc. Vì vậy, cách thức biên soạn, nội dung biên soạn như sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 là hồn tồn phù hợp với tâm sinh lí cũng như sự phát triển về nhận thức của học sinh.

Bước sang trung học cơ sở, ngay từ lớp 6 – lớp đầu của bậc học - học sinh lại được tiếp tục học kỹ hơn biện pháp tu từ so sánh. Nếu ở bậc tiểu học, học sinh mới chỉ được làm quen với so sánh, làm theo sự so sánh mà không cần đến sự tiếp nhận lí thuyết, thì lên bậc trung học cơ sở này, học sinh bắt đầu được tìm hiểu sâu về những vấn đề “lí thuyết” của biện pháp tu từ so sánh mà ở bậc học dưới các em chưa được học. Với hai tiết học ở lớp 6, sách giáo khoa đã giúp các em hiểu về khái niệm so sánh: “So sánh là miêu tả sự vật, hiện tượng bằng cách đối chiếu nó với một sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng”; về cấu tạo của so sánh: “Cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm: Vế A được so sánh; vế B dùng để so sánh; từ ngữ chỉ phương diện so sánh và từ so sánh”; về các kiểu so sánh: “Có hai kiểu so sánh là: so sánh ngang bằng (nhờ các từ: như, giống như, tựa, là...) và so sánh hơn kém (nhờ

các từ: hơn, kém, kém gì...); và về một số tác dụng của so sánh trong diễn đạt:

“Phép so sánh giúp cho câu văn có hình ảnh và hàm súc”. Đây là những vấn đề lí thuyết sơ giản nhất và cũng là cơ bản nhất về biện pháp tu từ so sánh.

Lên đến trung học phổ thông, học sinh lại được quay trở lại với những vấn đề về so sánh. Nhưng lúc này, so sánh khơng cịn được nhìn dưới góc độ của một biện pháp tu từ so sánh nữa mà lại được nhìn chủ yếu từ góc độ của một thao tác lập luận. Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập một, bộ đại trà đã dành hai tiết để học sinh tìm hiểu sâu và luyện tập về thao tác lập luận so sánh này. Sách không nhắc lại khái niệm cũng như cấu trúc của so sánh mà nhấn mạnh vào khía cạnh giá trị lập luận của thao tác so sánh trong việc nói, viết và đặc biệt là việc làm văn. Sách giáo khoa viết: “Trong thế giới khách quan, nhiều sự vật hiện tượng có những điểm chung và liên quan đến nhau, nhưng vẫn có những nét riêng. Bởi vậy, trong q trình nhận thức, người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng.

Khi viết văn nghị luận người ta cũng dùng so sánh để làm sáng rõ, làm vững chắc thêm luận điểm của mình. Đó là so sánh trong lập luận” [13, tr.79]

Và cũng trong cuốn này, trong mục ghi nhớ cuối bài học, đã ghi:

“Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)” [13, tr.80]

Thao tác so sánh này cũng được đề cập đến trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, tập một, bộ nâng cao [19]. Những nội dung tương tự như bộ sách đại trà cũng đã được bộ nâng cao đề cập đến: Tại sao người ta phải so sánh?

So sánh là gì? So sánh có mấy loại? Các cấp độ so sánh; mối quan hệ giữa so sánh với nhận xét, đánh giá.

Như vậy có thể thấy, ở bất kì bậc học nào trong hệ thống giáo dục phổ thơng, chúng ta đều có thể bắt gặp những bài học giúp học sinh tìm hiểu về so sánh. Có thể đó là chỉ là việc làm quen với so sánh (tiểu học); có thể đó là một số vấn đề sơ giản về so sánh dưới góc độ tu từ học (trung học cơ sở); cũng có thể đó lại là so sánh dưới góc độ của lập luận, của lôgich (trung học phổ thơng)... Nhưng dù có nhìn so sánh từ bất kì góc độ nào đi nữa - góc độ tiếp nhận hay góc độ tạo lập văn bản - thì tầm quan trọng của so sánh đối với học sinh phổ thông là không thể phủ nhận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)