- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.
2.1.5. Phải rèn luyện vừa đảm bảo tính “vừa sức” vừa đảm bảo tính “tạo sức” cho học sinh.
sức” cho học sinh.
Chúng ta đều biết rằng, bất kì một hoạt động nào cũng bao gồm một
loạt những hành vi, và mỗi hành vi lại bao gồm một loạt các thao tác. Thao tác là yếu tố nhỏ nhất của một hoạt động. Để đạt được sự thành thạo trong
hoạt động, con người cần phải bắt đầu từ thành thạo các thao tác. Việc rèn luyện của con người đối với bất kì hoạt động nào cũng bắt đầu từ việc rèn luyện các thao tác.
Sử dụng tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận cũng là một hoạt động. Để thành thạo hoạt động này, học sinh cần phải được rèn luyện như đã từng rèn luyện để đạt được sự thành thạo trong các hoạt động khác trong đời sống. Hoạt động sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận là một hoạt động gồm nhiều mặt, nhiều phương diện và rất phức tạp bao gồm một loạt hành vi thao tác khác nhau. Vì thế, để học sinh đạt được thành thạo thì bản thân hoạt động sử dụng tu từ so sánh này cũng cần phải được chia nhỏ ra thành từng mặt, từng bộ phận. Cần phải làm sao cho học sinh được bắt đầu rèn luyện từng mặt, từng bộ phận, từng thao tác nhỏ rồi sau đó mới tiến lên
rèn luyện việc tạo lập cái chung, cái toàn thể nằm trong mối quan hệ nhiều chiều trong bài văn, đảm bảo tính “vừa sức” kết hợp với tính “tạo sức” cho học sinh trong rèn luyện sử dụng tu từ so sánh.
Thế nào là tính “vừa sức” trong rèn luyện nói chung và trong rèn luyện sử dụng tu từ so sánh nói riêng?
Có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái chiều nhau về vấn đề này: Phải chăng để “cân, đo, đong, đếm” độ “vừa sức” cần phải thông qua xem xét những hiện tượng như: học sinh có hiểu bài khơng, có làm được bài khơng, học tập có mệt mỏi khơng...? Nhưng lại nảy sinh câu hỏi tiếp theo: học sinh vùng này hiểu, vùng khác không hiểu; nơi này học sinh làm được bài, nơi khác không làm được; nơi này thấy mệt mỏi, nơi khác thấy bình thường... thì “sức” ở đây sẽ được đo như thế nào...?
Hoặc có ý kiến cho rằng do sự bùng nổ thông tin, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học cũng như thành tựu mà các ngành này đạt được; do sự phát triển khơng ngừng về trí tuệ của học sinh; do quan niệm về việc giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nên đã gây ra tình trạng học sinh phổ thông phải chịu một sự “quá tải”, không “vừa sức” về nội dung học tập
Đứng trước khó khăn trong việc đánh giá tính “vừa sức” như vậy, một số nhà giáo dục học đề nghị xem xét lại khái niệm “vừa sức”.
“Sức” không nên coi như khái niệm để nói về một chỉ số cố định, đồng loạt cho mọi đối tượng, mọi địa bàn, mọi lứa tuổi. “Sức” phải được coi là một khái niệm động, ln ln vận động, biến đổi. Như vậy, cũng có thể nói “sức” là cái sẽ có, cần có, phải được tạo ra. Và như vậy, thực chất của việc dạy học không phải chỉ là “vừa sức” với học sinh mà còn là cần phải là “tạo sức” cho học sinh. Hiểu theo cách này, “sức” không chỉ phụ thuộc vào học sinh mà còn phụ thuộc vào cả giáo viên, những người thiết kể, tổ chức và rèn luyện tạo sức cho các em.
Từ quan niệm như trên, chúng tôi cho rằng việc rèn luyện học sinh trung học phổ thông sử dụng tu từ so sánh trong bài văn nghị luận nói chung