Loại bài tập nhận biết cấu tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 73 - 77)

- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.

A. Loại bài tập nhận biết cấu tạo

A1. Nội dung luyện tập

Như chúng ta đã biết, cấu tạo đầy đủ của một so sánh sẽ bao gồm 4 yếu tố: đối tượng được so sánh (vế A) – phương diện so sánh – từ so sánh – đối tượng dùng để so sánh (vế B). Bởi vậy trên con đường chinh phục, làm chủ

được so sánh thì nhận diện được chính xác cấu trúc so sánh được coi là bước chân đầu tiên trên con đường chinh phục đó. Muốn tạo ra được một so sánh, dù ở dạng đầy đủ hay lược bớt một hoặc hai yếu tố, trước hết các em phải làm quen với cấu tạo đầy đủ này. Khi cấu tạo đó đã được định hình, được chốt lại trong bộ nhớ như một mẫu chuẩn mực nhất, như một mơ hình khái quát nhất, thì sau này, dù gặp bất kì một cấu tạo nào của so sánh trong thực tiễn sử dụng - đầy đủ hoặc tỉnh lược, thì bằng sự đối chiếu với các mẫu điển dạng đã được định hình đó, các em cũng nhận ra đó là biện pháp tu từ so sánh hoặc biện pháp tu từ so sánh đó bị lược bớt yếu tố nào.

Vì mục đích cụ thể của việc luyện tập được xác định khác nhau, vì vậy chúng tơi chia loại bài tập này thành hai kiểu:

- Kiểu nhận biết cấu tạo chung của so sánh. Đây là những bài tập yêu cầu học sinh xác định được chính xác biện pháp tu từ so sánh có trong câu văn hoặc đoạn văn. Nhờ dựa vào những từ so sánh có trong biện pháp tu từ so sánh, các em có thể xác định một cách thuận lợi biện pháp so sánh này. Đây là những bài tập dễ nhất trong số những bài tập về so sánh. Bởi thế ở kiểu bài tập này, với học sinh giỏi, giáo viên có thể lướt nhanh, khơng cần tập trung rèn luyện nhiều.

- Kiểu nhận biết từng yếu tố trong cấu tạo của so sánh. Sau khi xác

định được biện pháp so sánh có trong câu văn, đoạn văn, học sinh cần tìm hiểu sâu hơn về biện pháp so sánh đó. Một trong những mặt cần đi sâu chính là cấu tạo của so sánh. Ở kiểu bài tập này, mức độ đơn giản nhất là việc xác định biện pháp so sánh được sử dụng trong câu văn, đoạn văn ấy thuộc dạng đầy đủ hay không đầy đủ. Nếu đi sâu thêm một mức nữa, giáo viên có thể yêu

cầu học sinh chỉ ra từng yếu tố của so sánh, hoặc yếu tố nào đã bị lược bớt trong so sánh.

Việc tách thành hai kiểu bài tập như trên chỉ mang tính sư phạm, nhằm từng bước đi từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình giúp học sinh tìm hiểu về cấu tạo của so sánh. Cịn thực tế của việc luyện tập, để tiết kiệm thời gian, để tích hợp nội dung rèn luyện, giáo viên có thể nhập hai kiểu này thành một để vừa luyện cho các em nhận biết vừa luyện cho các em phân tích cấu tạo của so sánh.

A2. Đặc điểm của bài tập

Như chúng tôi đã chỉ ra ở trên, loại bài tập này chủ yếu hướng học sinh đến việc nhận thức đầy đủ, sâu sắc về cấu tạo của một tu từ so sánh nên việc dẫn ngữ liệu trong luyện tập có thể chấp nhận cả việc đưa câu văn riêng biệt lẫn việc đưa một đoạn văn có chứa đựng tu từ so sánh ấy. Hơn thế nữa, xét về mặt cấu tạo, tu từ so sánh và so sánh lô gich là giống nhau, khơng có gì khác biệt khi chúng nằm trong những những loại văn bản khác nhau, bởi thế ngữ liệu trong loại bài tập này có thể là văn bản nghị luận nhưng cũng có thể là văn bản thuộc bất kì loại nào. Và cũng từ mục đích rèn luyện của loại bài tập này như vậy, nên ngữ liệu dẫn ra cũng có thể là văn xi, cũng có thể là lời ca, thơ ca hoặc thành ngữ, tục ngữ, cách ngôn, châm ngôn.... Tuy vậy, chúng tôi cũng vẫn cần phải nhấn mạnh lại một lần nữa là trong việc dẫn ngữ liệu, thì ngữ liệu là một đoạn văn thuộc văn bản nghị luận là tốt nhất, có hiệu quả nhất cho việc luyện tập.

Nhìn chung, cấu tạo của loại bài tập này bao gồm hai phần:

- Phần ngữ liệu của bài tập. Ngữ liệu này: có thể là một đoạn văn hoặc một câu văn; có thể là một biện pháp tu từ so sánh có cấu tạo đầy đủ hoặc khơng đầy đủ; có thể là tu từ so sánh hoặc so sánh thông thường...

- Phần yêu cầu của bài tập. Phần này có thể yêu cầu học sinh thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ khác nhau, tùy thuộc vào kiểu bài tập. Các em có thể phải xác định chính xác biện pháp so sánh trong ngữ liệu; hoặc phân tích từng

yếu tố cấu tạo của so sánh; hoặc chỉ ra tính chất của so sánh (tu từ hay lô gich)...

Trong hai phần này, phần chọn ngữ liệu là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, ngữ liệu vừa cần ngắn gọn, vừa cần chứa đựng nội dung rèn luyện; vừa cần đảm bảo tính tư tưởng, vừa cần đảm bảo sự phù hợp với tâm lí lứa tuổi các em...

A3. Đề bài minh họa

Để làm sáng rõ cho những vấn đề trình bầy trên, chúng tôi xin đưa ra dưới đây một số mẫu bài tập kiểu “nhận biết so sánh” và kiểu “nhận biết các

yếu tố trong cấu tạo của so sánh” thuộc loại bài tập “Nhận biết cấu tạo của so sánh”. Giáo viên có thể dựa vào những mẫu mà chúng tôi đã đưa này để tự

ra các bài tập khác giúp học sinh rèn luyện. ● Kiểu: Nhận biết cấu tạo chung của so sánh

Trong những đoạn văn dưới đây, em hãy:

- Xác định biện pháp so sánh có trong đoạn văn

- Cho biết biện pháp so sánh ấy là biện pháp so sánh tu từ hay so sánh lô gich?

Đoạn văn 1

“Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây bỗng òa tươi

trong nắng sớm. Một thứ nắng còn trộn lẫn sương đêm. Ánh đèn từ muôn ngàn ơ vng cửa sổ lỗng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng đài truyền hình thành phố có vẻ bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời đang chầm chậm lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.” (Nguyễn

Mạnh Tuấn – Trích theo 150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn – Nguyễn Quang Ninh, Nhà xuất bản Hà Nội, 1993) [17]

Đoạn văn 2

“Tơi tự ví ngày nay như con ngựa đã hết nước kiệu già pha nước tế. Tôi

đối nhân, dụng nội triệt ngoại, cùng với sĩ phu dân chúng ba kì mà mưu đồ đại sự…

Tình cảnh tơi như hoa sắp tàn, cịn anh như cây đang lộc, nghị lực có thừa, dày cơng học hỏi, lí thuyết tinh thơng… Tơi cầu chúc anh thành cơng và hi vọng bọn mình cùng thấy mặt nhau ở quê hương xứ sở” (Thư cụ Phan Chu

Trinh gửi Nguyễn Ái Quốc ngày 18/12/1922 )

● Kiểu: Nhận biết từng yếu tố trong cấu tạo của tu từ so sánh

Hãy đọc những đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau: - Hãy chỉ ra các biện pháp so sánh đã được sử dụng.

- Biện pháp so sánh đó là biện pháp so sánh đầy đủ hay khơng đầy đủ. - Hãy xác định từng yếu tố trong các biện pháp so sánh đó.

- Biện pháp so sánh đó có phải là biện pháp tu từ so sánh khơng?

Đoạn trích 1 - “Tơi đi không hẹn không chờ/ Nên người đưa tiễn trên

bờ khơng ai./ Đị đêm là bạn đường dài/ Sơng đêm là nỗi u hồi trong tơi/ Lập loè điếu thuốc trên môi/ Mặc con đị giữa dịng trơi hững hờ…” (“Đò

đêm”- Gia Dũng)

Đoạn trích 2 - “Sơng Hương rất nhạy cảm với ánh nắng nó thay màu

nhiều lần trong một ngày như hoa phù dung và nhiều khi màu nước không biết từ đâu mà có, khơng giống với màu trời. Đó là một nét động trong cái tĩnh của thành phố, khiến cho dịng sơng gây ấn tượng mạnh với ai từng đánh bạn với nó; người ta giữ những kỷ niệm màu sắc khác nhau về nó, giống như về màu áo của người bạn gái yêu mến của mình. Sơng vẫn thường xanh, nhưng chính màu xanh trở mình sau cơn lũ mới lạ lùng: nắng vàng lạnh, và dịng sơng vừa xanh trở lại hôm qua, màu lục non trẻ trung đến chạnh lịng, như một tình cảm nào thiết tha khơn ngi trong đời”. (“Sử thi buồn” - Hoàng

Phủ Ngọc Tường)

Việc tổ chức luyện tập ở các kiểu bài này có thể thực hiện theo một quy trình chung bao gồm các bước như sau:

- Tìm biện pháp so sánh có trong ngữ liệu luyện tập đó. - Xác định cấu tạo của so sánh.

- Xác định tính chất của so sánh (tu từ hay lô gich). - Đánh giá kết quả luyện tập.

Việc đánh giá kết quả luyện tập của học sinh được dựa vào một số tiêu chí cụ thể như sau:

- Mức độ đúng sai đối chiếu với yêu cầu của bài tập.

- Thời lượng sử dụng để hoàn thành tất cả các yêu cầu của bài tập. - Những lỗi mắc phải trong quá trình luyện tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)