Phải đảm bảo rèn luyện cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 63 - 64)

- Lan miệt mài học tập như con ong đang xây tổ Nó đóng kịch khơng khác gì một diễn viên.

2.1.2. Phải đảm bảo rèn luyện cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận.

sánh đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận.

Cùng với yêu cầu rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với tư tưởng tình cảm cần diễn đạt trong bài văn cịn có u cầu rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận nói chung, nghị luận văn học nói riêng. Các em cần ý thức được rằng, không phải bài văn nghị luận nào cũng cần so sánh, nhưng đã dùng so sánh phải dùng cho hợp lí, phải dùng sao cho có hiệu quả. Các em cần phải biết đặt tu từ so sánh trong tổng thể bài văn, đặt trong mối quan hệ với các ý khác của bài văn, hồn tồn khơng tùy tiện. Việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh phải nằm trong sự chi phối của thái độ, chính kiến, quan điểm, tình cảm của các em về chính vấn đề đang được các em trình bày trong bài văn. Nếu biện pháp tu từ so sánh được dùng lại đem đến sự đối lập, sự trái ngược với tình cảm, quan niệm, chính kiến của các em đang được thể hiện trong bài viết, thì biện pháp tu từ so sánh sẽ phá vỡ lơ gich, phá vỡ tính mạch lạc trong bài văn. Bài văn sẽ bị giảm giá trị đi rất nhiều nếu khơng muốn nói là khơng cịn giá trị gì nữa.

Mục đích cần đạt đến trong việc rèn luyện này không phải là việc học sinh tạo ra được một biện pháp tu từ so sánh biệt lập, riêng rẽ mà là việc các em biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh như một phương tiện, như một “món đồ trang sức” để làm đẹp hơn, hấp dẫn hơn cho toàn bộ một đoạn văn, một bài văn nghị luận.

Khi rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh, giáo viên cần làm cho học sinh không những biết chăm chút từng cái “cây” tu từ so sánh mà phải biết đặt cái cây đó vào cả “cánh rừng” bài văn để vun xới, chăm sóc. Nếu ta coi mỗi tu từ so sánh là từng cái cây cụ thể, còn bài văn là cả một cách rừng rộng lớn, thì cái hay cái đẹp của từng tu từ so sánh cần phải được đặt đúng chỗ, đúng lúc góp phần giúp cho cả một cánh rừng, cho toàn bộ bài văn thêm tươi tốt, đẹp rực rỡ hơn, cuốn hút người đọc hơn.

Văn nghị luận không lấy việc nhận thức bằng hình tượng, bằng cảm xúc mà lấy việc nhận thức bằng khái niệm, bằng tư duy làm chính. Nhưng khi đọc một bài văn có sử dụng tu từ so sánh thì người đọc sẽ đi từ hình tượng, cảm xúc tới nhận thức lí trí. Do đó giáo viên cần rèn luyện cho các em khi dùng tu từ so sánh trong bài làm văn cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn hết sức thận trọng. Nếu trong bài văn có sự “lạm phát” tu từ so sánh, chỗ nào, đoạn nào cũng xuất hiện tu từ so sánh, tu từ so sánh không được dùng đúng lúc, đúng chỗ thì bài văn nghị luận sẽ trở thành sáo rỗng, nhàm chán, thậm chí bài văn nghị luận khơng cịn là bài văn nghị luận nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)