Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐGD-NGLL theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 40)

ở trường THCS

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên

Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của các hoạt động HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS sẽ tổ chức được nhiều hoạt động để học sinh tham gia, mỗi hoạt động đều có nội dung giáo dục riêng và góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường.

Tuy nhiên, cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhìn một cách đúng đắn vai trị của hoạt động giáo dục trải nghiệm thì trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và quản lý các hoạt động sẽ có nhiều hạn chế, hình thức hoạt động đơn điệu, cơng tác phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường khơng đồng bộ, cơng tác kiểm tra, thi đua, khen thưởng không kịp thời cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giáo dục.

Năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên

Là khả năng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể. Nếu năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục của cán bộ quản lý và giáo viên yếu kém, cách thức quản lý cũng như các loại hình hoạt động khơng đổi mới, khơng có sự lơi cuốn, thiếu hứng thú thì chất lượng HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS sẽ không đạt hiệu quả cao.

Vì vậy, việc bồi dưỡng kỹ năng, năng lực tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS cho CB, GV là công việc cần thiết trong quản lý, chỉ đạo các HĐTNST của hiệu trưởng. Cần dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có để đội ngũ này có điều kiện giao lưu, học tập, rút kinh nghiệm, từ đó nâng

cao trình độ về chun mơn nghiệp vụ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Cơ sở vật chất:

Muốn tổ chức tốt các HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS, điều kiện tiên quyết là phải chăm lo đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh. Ngày nay có nhiều tổ chức, cá nhân rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, do đó nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ của các lực lượng ngoài xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các lực lượng ngoài xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục học sinh.

Các HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS rất đa dạng và phong phú, đòi hỏi người hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm, suy nghĩ, tìm tịi các hình thức hoạt động phù hợp với mục tiêu, đối tượng, thời gian, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, con người hiện có. Nội dung và hình thức hoạt động phải bao hàm các mặt giáo dục đức, trí, thể, mĩ. Tiến trình tổ chức hoạt động phải hài hồ, khoa học và hợp lí, phải có bộ máy tổ chức, có kế hoạch, chương trình, hoạt động cụ thể, có nội dung hoạt động, có người phụ trách, có qui định lề lối làm việc, điều kiện hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Môi trường giáo dục

HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS cần phải có mơi trường và điều kiện hoạt động nhất định. Cần căn cứ vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, để các nhà trường lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục.

Đối với những nhà trường có mơi trường và điều kiện thuận lợi (diện tích rộng rãi, khung cảnh sư phạm đẹp, khang trang, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và được sự đồng thuận ủng hộ của ban đại diện cha mẹ HS….) thì viêc quản lý và tổ chức hoạt động sẽ trở nên thuận lợi dễ dàng

hơn. Ngược lại mơi trường và điều kiện cịn khó khăn thì việc quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường sẽ là những cơng việc thực sự khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức của nhà quản lý tới giáo viên và học sinh.

Chính sách, quy định

Để đạt được hiệu quả của HĐGD- NGLL theo hướng TNST ở trường THCS thì nhất thiết cần phải có các văn bản mang tính pháp quy, quy định và thống nhất về nội dung chương trình giáo dục trải nghiệm. Căn cứ vào đó, mỗi nhà trường phải xây dựng một chương trình hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường, tình hình địa phương. Đồng thời, cũng cần có các chính sách chế độ kinh phí cho hoạt động, chế độ tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm.

Hoàn cảnh xã hội

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH - HĐH với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Cũng chính hồn cảnh kinh tế - xã hội nước ta hiện nay làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội đòi hỏi học sinh phải đối diện, và ứng xử phù hợp. Những vấn đề đó ảnh hưởng đến quá trình giáo dục nhân cách học sinh. Điều đó địi hỏi nhà trường phải quan tâm hơn nữa tới việc phối hợp dạy học- giáo dục thông qua các HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

------------------------ Tiểu kết chương 1

HĐGD- NGLL theo hướng TNST ở trường THCS được thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.

Quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS là q trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, HS và các lực lượng giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện và được thực hiện

bằng các chức năng quản lý: Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện - Chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá.

Chương 1 là cơ sở lý luận về HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS và quản HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS đã nêu ra những khái niệm cơ bản như: Quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục, HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS; nội dung HĐNGLL theo hướng TNST ở trường THCS và những nội dung chính trong quản lý hoạt động này. Đồng thời làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐGD- NGLL theo hướng TNST ở trường THCS như nhận thức của các lực lượng tham gia, là tiền đề để nghiên cứu tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả hoạt động giáo dục trải nghiệm nói riêng, nâng cao chất lượng HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở trường THCS nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN HOÀNH BỒ -

TỈNH QUẢNG NINH (2012- 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)