Xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 71)

2.1.1 .Mục đích và đối tượng khảo sát

3.2. Biện pháp quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNSTở các trường

3.2.2. Xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST là công cụ để quản lý, giúp Hiệu trưởng tập trung vào mục tiêu đã xác định, đồng thời hướng mọi cố gắng của các thành viên vào mục tiêu chung. Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch tạo ra sự đồng thuận, tính hiệu quả cao trong sự phối hợp giữa các hoạt động của các tổ chức, các bộ phận hướng đến thực hiện mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung.

Kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao qt về hoạt động diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho hoạt động này một cách hợp lý, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các hoạt động đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

Kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST phải cụ thể và chi tiết, cần tạo ra định hướng, vạch ra con đường, đưa ra điều kiện thực hiện để giáo viên và học sinh chủ động tổ chức thực hiện các HĐGD-NGLL theo hướng TNST được linh hoạt, nhịp nhàng.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phịng Giáo dục và đào tạo huyện Hồnh Bồ cần chỉ đạo Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST phải hướng tới mục tiêu giáo dục chung, các mục tiêu riêng của HĐGD-NGLL theo hướng TNST và phù hợp với điều kiện nhà trường.

Các giáo viên căn cứ vào chương trình giáo dục chung của nhà trường, tự xây dựng kế hoạch HĐGD-NGLL theo hướng TNST của mình theo từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và cả năm học.

Ban giám hiệu cần tạo cho giáo viên thói quen và khả năng xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST một cách khoa học, thực chất có hiệu quả, khơng mang tính đối phó.

Giao cho các tổ nhóm chun mơn họp và trình kế hoạch hồn thiện chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST của nhóm mình để Ban giám hiệu xét duyệt.

Họp giáo viên toàn trường về việc xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST thơng qua các phiếu khảo sát lấy ý kiến đánh giá của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh.

Trên cơ sở những ý kiến đóng góp đó, Hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu phối hợp với đội ngũ GV hồn thành việc xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

Trong suốt năm học, Hiệu trưởng cùng các thành viên trong Ban giám hiệu cần xây dựng một cách hệ thống các biện pháp để quản lý kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST cần có sự thay đổi và điều chỉnh dựa trên tình hình thực tế của nhà trường và môi trường xung quanh. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và chương trình HĐGD- NGLL theo hướng TNST giúp thiết lập một chương trình khung tơn trọng tính hệ thống, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp; đồng thời, tuân thủ quy định của cấp trên và phù hợp với tình hình của nhà trường.

Kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST vừa phải phản ánh được cả mặt cấu trúc thiết kế chương trình vừa phản ánh được cả mặt vận hành bản thiết kế đó. Kế hoạch và chương trình HĐGD-NGLL theo hướng TNST giúp người giáo viên hiểu và tổ chức được các HĐGD-NGLL theo hướng TNST; phù hợp với mục tiêu giáo dục của bậc THCS và từng trình độ đào tạo, bảo đảm tính ổn định và thống nhất. Nhà trường cần xác lập cơ chế quản lý giáo án, đề cương bài giảng theo xu thế giáo dục hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 71)