Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)

2.1.1 .Mục đích và đối tượng khảo sát

3.2. Biện pháp quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNSTở các trường

3.2.6. Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các

sinh cả về nội dung giáo dục cũng như hỗ trợ tài chính cho hoạt động.  

3.2.6. Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các HĐGD-NGLL theo hướng TNST HĐGD-NGLL theo hướng TNST

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thu thập các thông tin định tính và định lượng, xử lý các thơng tin đó, xác định xem mục tiêu HĐGD-NGLL theo hướng TNST có đạt được hay khơng và nếu đạt được thì ở mức độ nào. Giúp định hướng các hoạt động của thầy và trò sao cho hiệu quả nhất, nghĩa là cùng hướng tới việc đạt mục tiêu. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ rất hữu ích cho cán bộ, giáo viên điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp và cho HS tìm ra các nguyên nhân mức độ hoàn thành hoạt động, đồng thời giúp các nhà quản lí có những thay đổi cần thiết trong q trình quản lý, có cơ sở để chỉ đạo các bộ phận tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các cấp quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST và các điều kiện tổ chức ngay từ đầu năm học. Cụ thể các nội dung với các tiêu chí, hình thức và thời gian, tiến độ kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra phải được thảo luận công khai trong hội đồng sư phạm. Tổ chức kiểm tra hồ sơ HĐGD-NGLL theo hướng TNST của GV gồm Bản kế hoạch giáo dục của giáo viên chủ nhiệm; Sổ biên bản sinh hoạt lớp; Sổ chủ nhiệm lớp; Hồ sơ tham gia hoạt động của HS; Các kĩ năng của HS sau khi tham gia hoạt động; Nhận xét của đại diện phụ huynh, HS, GV bộ mơn và các tổ chức chính trị xã hội (đối với các hoạt động phối hợp).

Cần kiểm tra kỹ nội dung của hồ sơ từ mục tiêu, nội dung hoạt động, công tác chuẩn bị, phương pháp, hình thức tiến hành tổ chức hoạt động đến kết thúc HĐGD-NGLL theo hướng TNST.

Trực tiếp tham dự hoạt động để kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị và tiến hành tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST của các bộ phận, qua đó sẽ nắm sát tình hình để giải quyết kịp thời những phát sinh, uốn nắn lệch lạc

trong quá trình tổ chức. Đồng thời đánh giá được việc thể hiện vai trò của giáo viên đối với HS.

Chỉ đạo cán bộ chuyên trách lập sổ theo dõi thường xuyên giáo viên sử dụng CSVC, đồ dùng, thiết bị để tổ chức HĐGD-NGLL theo hướng TNST. Hàng tháng hoặc kết thúc đợt hoạt động có kiểm kê, báo cáo đánh giá hiệu quả, đồng thời tổng hợp ý kiến đề xuất để nhà trường có phương án bổ sung điều chỉnh.

Kiểm tra việc đánh giá kết quả HĐGD-NGLL theo hướng TNST của HS: Để thực hiện được đánh giá theo năng lực trong HĐGD-NGLL theo hướng TNST cần phải xác định được năng lực cần hình thành là gì (gồm những kiến thức, kỹ năng, thái độ) cần tìm ra những minh chứng từ đó suy ra năng lực. Minh chứng phải cụ thể hóa bởi những chỉ số có thể quan sát được (nói, làm, viết, tạo ra được);

Hình thức đánh giá HĐGD-NGLL theo hướng TNST có thể bằng nhận xét, bằng động viên hoặc bằng xếp loại; Sử dụng kết quả sau đánh giá để khẳng định mức độ đạt được hay chưa đạt được của HS về mặt nhận thức, kỹ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động, để khẳng định mức độ trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động. Làm căn cứ đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cuối mỗi học kỳ và năm học.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát để đảm bảo mọi HĐGD-NGLL theo hướng TNST khơng có sai sót và đều hướng tới mục tiêu.

Thực hiện đánh giá và sử dụng các kết quả sau đánh giá cần được những người liên quan trực tiếp là HS, GV, phụ huynh của HS và cán bộ quản lí giáo dục thực hiện thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Tổ chức tổng kết, đánh giá thi đua khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Qua kiểm tra phải rút ra bài học kinh nghiệm cho tất cả cá nhân, tập thể. Xây dựng được bộ chuẩn đánh giá năng lực một cách chính xác và được thống nhất, phổ biến trong toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở các trường trung học cơ sở huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 80)