2.1.1 .Mục đích và đối tượng khảo sát
2.4. Thực trạng về quản lý HĐGD-NGLL theo hướng TNST tại các
2.4.1. Thực trạng nhận thức về HĐGD-NGLL theo hướng TNST
Để đánh giá thực trạng nhận thức về HĐGD-NGLL theo hướng TNST ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh, chúng tơi đã tiến hành khảo sát 105 cán bộ quản lý, giáo viên và 200 học sinh, sau khi xử lý số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:
+ Có 58,8% cán bộ giáo viên và 45,3% học sinh được hỏi ý kiến cho rằng HĐGD-NGLL theo hướng TNST có ảnh hưởng lớn đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh.
Điều này chứng tỏ đa số cho rằng HĐGD-NGLL theo hướng TNST là hoạt động không thể thiếu được trong nhà trường THCS, trong quá trình giáo dục tồn diện học sinh, qua đó giúp học sinh củng cố kiến thức được học trên lớp, hình thành các năng lực, phẩm chất cá nhân và có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống.
+ Tuy nhiên cũng có tới 33,9% cán bộ giáo viên cho rằng HĐGD- NGLL theo hướng TNST ảnh hưởng bình thường và 7,3% cán bộ quản lý, giáo viên và 22,2% học sinh cho rằng HĐGD-NGLL theo hướng TNST ít ảnh hưởng đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh.
Đặc biệt có tới 27,5% số em được hỏi không thấy rõ tác dụng của HĐGD-NGLL theo hướng TNST và 5% số em được hỏi cho rằng hoạt động này không ảnh hưởng gì tới quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
Như vậy còn một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh vẫn nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của HĐGD-NGLL theo hướng TNST trong việc giáo dục học sinh, xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh nên không đầu tư nhiều cho hoạt động này.