Phân loại hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Phân loại hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương

1.1.4.1. Câu hỏi mâu thuẫn

Là câu hỏi chứa đựng yếu tố không phù hợp giữa hình thức và nội dung, giữa nội dung này và nội dung khác hoặc giữa hình thức với hình thức trong một chỉnh thể tác phẩm văn học. Rộng hơn có thể có cả mâu thuẫn trong cách đánh giá và tiếp nhận tác phẩm văn học đó.

Ví dụ: Khi giảng bài Thương vợ của Tú Xương, GV có thể đặt câu hỏi mâu thuẫn như sau: Ấn tượng 2 câu kết của bài thơ là một tiếng chửi, theo mạch văn thì đó là tiếng chửi của ai? Trên thực tế thì có đúng khơng? Ý nghĩa của tiếng chửi này là gì?

Câu hỏi này đưa học sinh vào mâu thuẫn trong suy nghĩ: Có thể là tiếng chửi của bà Tú. Bà Tú chửi, cũng là trách “thói đời”, con người bạc bẽo, lừa lọc, ơng chồng “hờ hững” vơ tình. Có thể đấy là chút tâm sự riêng thầm kín của người phụ nữ trải qua nhiều gian truân, vất vả lúc bực bội trách cứ người này, người khác. Và học sinh cũng có thể suy luận đây là tiếng chửi ông Tú.

20

Là một cách Tú Xương bông đùa, trào lộng để tự phê phán mình, tự trách mình từng làm khổ vợ, từng “hờ hững”, vơ tình, vơ tâm với vợ. Và rồi trước mâu thuẫn đó học sinh sẽ lựa chọn cách nghĩ hợp lí nhất, đó là tiếng chửi của ơng Tú. Bởi Bà Tú vốn là người đoan trang khiêm nhường nên tiếng chửi kia không phải là lời trực tiếp của bà.

1.1.4.2. Câu hỏi bất ngờ

Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó trong tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, ta vận dụng câu hỏi bất ngờ để khơi gợi sự khám phá sáng tạo của học sinh.

Ví dụ : Tại sao nhà văn Kim Lân không đặt nhan đề tác phẩm này là “Nhặt vợ” mà lại đặt là “Vợ nhặt”? Cách đặt nhan đề đó có ý nghĩa gì?

Cách đặt câu hỏi nêu vấn đề này tạo ra sự hứng thú cho học sinh, kích thích khả năng tư duy của học sinh trước cách đặt nhan đề của tác giả. Từ đó học sinh tìm ra điểm khác biệt giữa “Vợ nhặt” và “Nhặt vợ”:

Vợ nhặt Nhặt vợ

- Anh cu Tràng - đang ế vợ -là người chủ động lợi dụng lúc miếng ăn bằng cả sinh mệnh con người mà lấy được vợ -> khinh thường người vợ nhặt

- Vừa có ý nghĩa hiện thực vừa có ý nghĩa nhân đạo rất lớn

+ Cái đói đã đẩy đến những cảnh bi hài kịch: mạng người trở nên rẻ rúng. + Hồn cảnh đói khát cần duy trì sự sống ->quên đi lễ nghĩa, bước qua thể diện để theo không về làm vợ người. + Vẻ đẹp của tình người.

1.1.4.3. Câu hỏi lựa chọn

Câu hỏi này đặt học sinh vào tình huống được lựa chọn những chi tiết, được bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc riêng trước những vấn đề đặt ra. Hoặc giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi này khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất, tối ưu nhất. Người phát

hiện vấn đề và tạo ra tình huống bao giờ cũng phải gợi ra được một số khả năng để người học chọn lựa.

Ví dụ: Trong q trình dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, có đoạn Chí bị Thị Nở từ chối, hắn nói đi giết cơ cháu Thị Nở nhưng hắn lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong tình huống này GV có thể đặt những câu hỏi tình huống sau:

- Tại sao khi bị Thị Nở từ chối, Chí Phèo nói là đi giết cơ cháu Thị Nở, nhưng bước chân của hắn lại đến thẳng nhà Bá Kiến? Có phải do hắn say rượu không hay do sự thức tỉnh trong nhận thức của Chí ? Theo em là do nguyên nhân nào ? Vì sao ?

- Có ý kiến cho rằng: Hành động Chí đến thẳng nhà Bá Kiến là lúc hắn tỉnh táo nhất nhận ra rằng chính Bá Kiến là kẻ đẩy hắn vào tình cảnh này. Theo em ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích?

- Khi bị cự tuyệt tình u, Chí đã nói đi giết cơ cháu Thị Nở nhưng lại đến thẳng nhà Bá Kiến. Vậy đó là hành động vơ thức hay nhận thức? Lí giải?

Những câu hỏi này địi hỏi HS phải tư duy, phải dựa vào hiểu biết về thực tế, cuộc sống hay những trải nghiệm, kinh nghiệm cá nhân đưa ra câu trả lời. Trong trường hợp này khơng có một câu trả lời đúng duy nhất.

1.1.4.4. Câu hỏi phản bác

Xây dựng hệ thống câu hỏi này khi phải tranh luận, đấu tranh với những đánh giá, những nhận định hoặc quan điểm sai lệch. Học sinh có cơ hội thể hiện kĩ năng thuyết trình, lập luận và đưa ra ý kiến chủ quan của mình.

Ví dụ: Khi giảng bài thơ “Câu cá mùa thu ” của Nguyễn Khuyến, GV có thể đưa ra câu hỏi : Có ý kiến cho rằng cả bài thơ là sự tĩnh lặng tuyệt đối của bức tranh thu, theo em ý kiến đó có đúng khơng ?Vì sao ?

Với câu hỏi này HS sẽ chỉ ra được ý kiến đó khơng đúng bởi: Tường chừng như không gian lặng lẽ bao trùm cả bức tranh thu với những âm thanh khẽ khàng đến tĩnh lặng của gió thổi nhẹ nên “sóng biếc theo làn hơi gợn tí ”, của chiếc lá rụng “ trước gió khẽ đưa vèo”. Nhưng thật bất ngờ khi tác giả lại nhắc đến một âm

22

thanh : Cá đâu đớp động dưới chân bèo –mang tính chất khẳng định, thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông lấy động nói tĩnh.

1.1.4.5. Câu hỏi giả định

Câu hỏi là một sự giả định để làm rõ vấn đề hay sự việc cần tìm hiểu đánh giá. Câu hỏi này thường đặt ra một tình huống hoặc một ý kiến, giúp học sinh được biểu lộ năng lực thích ứng trong tình huống của cuộc sống. Chẳng hạn đặt ra một tình huống giả định có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung quanh một vấn đề, từ đó học sinh là một “trọng tài” để đưa ra quyết định cuối cùng.

Ví dụ: Gv có thể đưa ra câu hỏi: Nếu em là Liên trong “Hai đứa trẻ ” của nhà văn Thạch Lam, em có thức để đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện khơng ? Vì sao ?

Đặt câu hỏi giả định khiến các em được rèn luyện cách ứng xử, thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách. Đó là nội dung quan trọng trong mục đích giáo dục nói chung và văn học nói riêng.

Dựa vào việc phân loại hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn chương, chúng tôi xin đưa ra sơ đồ như sau:

Sơ đồ : Phân loại câu hỏi nêu vấn đề

Câu hỏi nêu vấn đề Câu hỏi mâu thuẫn Tại sao? Vì sao?

Câu hỏi giả định Nếu......thì Câu hỏi bất ngờ Sao không… mà lại Câu hỏi phản bác Đưa ra ý kiến sau đó hỏi: theo

em, em hãy, ý kiến của em

Câu hỏi lựa chọn

Nếu… kết

thúc bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)