Xác định vấn đề, tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.5. Các bước chuẩn bị cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ

2.5.1. Xác định vấn đề, tình huống có vấn đề

52

Câu hỏi nêu vấn đề là cơ sở hình thành và xuất hiện tình huống có vấn đề. Có vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề, mới có tình huống có vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề chính là phương tiện quan trọng để người giáo viên đưa vấn đề vào tình huống có vấn đề. Như đã nêu trong luận văn, “vấn đề” của tác phẩm là vấn đề thuộc tình huống tiếp nhận của học sinh. “Câu hỏi nêu vấn đề đặt ra

từ “vấn đề” của tác phẩm. Là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái chưa biết) nhằm tạo được tình huống có vấn đề, kích thích được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh. Câu hỏi phù hợp với tầm đón nhận của học sinh và được các em tiếp nhận một cách có ý thức” [33]. Mỗi vấn đề tạo nên những hiệu quả to lớn tác động tới tư duy

và cảm xúc thẩm mỹ của người học để từ đó học sinh chấp nhận giải quyết. Để ra được câu hỏi nêu vấn đề, điều quan trọng nhất là phát hiện trúng vấn đề của tác phẩm. “Vấn đề trong tác phẩm văn học là nhân tố chính mà tác giả phản ánh, lý giải trong tác phẩm. Vấn đề trong tác phẩm bao giờ cũng có liên quan đến đời sống hiện thực và nằm trong ý đồ sáng tác của nhà văn. Vấn đề trong tác phẩm vô cùng phong phú và đa dạng, song, tựu trung lại khơng ngồi hai lĩnh vực nội dung và hình thức nghệ thuật”[8].

Thật khơng dễ dàng đặt câu hỏi nếu như giáo viên chưa hiểu thấu đáo tác phẩm văn học và đối tượng học sinh. Hiểu tác phẩm là hiểu cấu tạo của một văn bản nghệ thuật, hiểu được xã hội, thời đại tác động đến tác phẩm. Qua tác phẩm cịn thấy được sự đóng góp của tác giả về mặt đề tài, chủ đề, quan niệm, phong cách và tư tưởng của họ. Có hiểu tác phẩm và hiểu những hạn chế trong cảm thụ văn học của học sinh, giáo viên mới phát hiện được những chi tiết có khả năng trở thành “vấn đề” tác phẩm và là tình huống tiếp nhận của học sinh. Trong giờ học “vấn đề” tồn tại ở hai dạng. Dạng thứ nhất bản thân mỗi tác phẩm đặt ra vấn đề về nội dung và hình thức. Dạng thứ hai, là những khó khăn, vướng mắc của học sinh khi tiếp nhận tác phẩm. Giáo viên phải là người nhìn ra vấn đề trước, sau đó tổ chức cho học sinh nêu vấn đề và điều khiển học sinh giải quyết vấn đề. Vấn đề nêu ra phải phản ánh

được bản chất của hiện tượng văn học, phản ánh được giá trị thẩm mĩ của tác phẩm, kích thích được hứng thú học tập, tự chủ của học sinh. Rõ ràng, khi đã nắm được “vấn đề” của tác phẩm, giáo viên sẽ đặt được câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy- học văn. Nắm trúng được “vấn đề” đặt ra từ tác phẩm văn chương và từ khả năng tiếp nhận của học sinh, có như vậy giờ học mơi đạt hiệu quả.

Vì vậy, “vấn đề” trong tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 - 1945 thường là nội dung khái quát, tư tưởng chủ đề, ý nghĩa tác phẩm, tính hiệu quả của nghệ thuật tạo tình huống, vai trị của tính cách. Cũng có khi là tính hiệu quả của từng lời kể, cách kể, những chi tiết như một điểm sáng thẩm mỹ, nội dung cảm xúc, giá trị của các hình thức nghệ thuật ngơn từ, giọng điệu...

Việc phát hiện vấn đề, tình huống có vấn đề là khâu đầu tiên vơ cùng quan trọng của việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)