Cách xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cách xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuô

2.2. Cách xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945 xuôi lãng mạn 1930 – 1945

2.2.1. Dựa vào tình huống của tác phẩm và tính cách của nhân vật

Trong bài viết Truyện ngắn hôm nay (đăng trên báo Văn nghệ, số 48, ngày 30/11/1991), Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Quan trọng nhất của truyện

ngắn là tạo ra một tình huống nào đấy, từ tình huống ấy bật nổi một bản chất tính cách nhân vật hoặc bộc lộ một tâm trạng”. Nhà văn Nguyễn Kiên cũng

cho rằng: “Điều quan trọng đối với truyện ngắn là phải lựa chọn được tình thế” (Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB VH, H. 1999, tr.43). Nhà

thơ Hữu Thỉnh cũng quan niệm truyện ngắn phải “tạo ra các tình huống để

nhân vật bộc lộ tính cách” (Bùi Việt Thắng, Bình luận truyện ngắn, NXB VH,

H. 1999, tr.42). Như vậy, từ người nghiên cứu đến người sáng tác đều thừa nhận vai trị quan trọng của tình huống đối với sự thành công của một truyện

38

ngắn. Tình huống giữ vai trị là hạt nhân của cấu trúc thể loại,là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

Ngồi ra, vai trị chính của tình huống cịn là vận động phát triển tính cách. Tính cách là phương tiện bộc lộ chủ đề; chỉ khi tính cách được vận động phát triển thì tư tưởng chủ đề mới được biểu hiện. Một số nhà lý luận cho rằng: “Tính cách là những thuộc tính và phẩm chất tương đối ổn định và

vững bền của một loại phẩm hạnh xã hội, một kiểu tư duy, một dạng tình cảm tâm lý”. Tính cách cũng thể hiện đậm nét dấu ấn riêng của từng con người,

lớp người trong từng thời kỳ lịch sử. Tính cách nhân vật văn học trung đại phức hợp nhiều yếu tố tâm lý tốt xấu.

Để tính cách vận động, phát triển, nhà văn đặt tính cách trong tình huống, bởi đó là “Những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với

những đặc điểm bản chất của tính cách. Ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của nó đối với các tính cách khác.”

Tình huống là cái cớ để nảy sinh câu chuyện.Tình huống là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành cơng của một tác phẩm truyện ngắn. Có ba loại tình huống và tính cách nhân vật:

Các loại tình huống Tính cách nhân vật - Tình huống hành động: Thơng qua hành

động của nhân vật, mỗi hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật. - Tình huống tâm trạng: Tức là tình huống đẩy nhân vật đến những biến động nào đó trong thế giới tình cảm biểu hiện tâm trạng của nhân vật

- Tình huống nhận thức: Thông qua một sự việc nào đó giúp người đọc vỡ lẽ, nhận thức về một điều gì đó.

- Nhân vật hành động - Nhân vật tư tưởng - Nhân vật tình cảm

Là một tác phẩm xuất sắc, rất điển hình cho loại truyện ngắn - trữ tình của Thạch Lam. Nếu như chấp nhận sự phân loại tình huống truyện với ba dạng thì "Hai đứa trẻ" thuộc tình huống tâm trạng. Nhân vật chính trong "Hai đứa trẻ" là kiểu nhân vật tình cảm. Nghĩa là nhân vật chủ yếu được khai thác ở đời sống tình cảm. Cùng với các yếu tố khác, kiểu tình huống và kiểu nhân vật trên đây đã quyết định đến diện mạo trữ tình của truyện ngắn này.

Tuy nhiên trên thực tế, khi phân tích tác phẩm tự sự, hầu như học sinh khơng đề cập tình huống, đặc biệt là khơng nhận thức được vai trị tình huống đối với tính cách, bởi thế nhiều tình huống có giá trị nghệ thuật bị bỏ qua.

Khi GV đặt câu hỏi: Tình huống gia đình Liên phải chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo đã tác động mạnh đến tâm hồn Liên như thế nào?

Đặt câu hỏi vào tình huống Liên sống ở nơi phố huyện nghèo với cuộc

sống đơn điệu, quẩn quanh, bế tắc đã tác động đến tâm hồn của một đứa trẻ, khác xa về một thời sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp, sang trọng. Bằng cách nêu vấn đề và định hướng tiếp nhận như trên, học sinh sẽ hiểu được mục đích của Thạch Lam đặt nhân vật của mình vào tình huống để có điều kiện bộc lộ tính cách và số phận.

Trong tác phẩm “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã sử dụng tình huống hành động trong truyện. Để tạo nên tình huống này Nguyễn Tuân tạo nên sự gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị.

Cũng như trường hợp trên, nếu đặt câu hỏi nêu ra tình huống trong tác phẩm“Chữ người tử tù”của Nguyễn Tuân: Tại sao nói sự gặp gỡ giữa viên quản ngục và Huấn Cao là một tình huống éo le, đầy kịch tính và thú vị? Với câu hỏi này sẽ dẫn dắt học sinh khám phá vai trị của tình huống, kích thích tâm lý, địi hỏi học sinh giải quyết vấn đề. GV có thể gợi mở đây là cuộc gặp gỡ chuyển từ một cuộc kì ngộ trở thành cuộc hạnh ngộ. Từ đây HS sẽ chỉ ra kiến thức để lí giải cho tình huống truyện.

Có thể nói tình huống nào cũng có vấn đề, cũng hàm chứa ý đồ nghệ thuật của nhà văn và vấn đề nào đặt ra từ tác phẩm cũng đều có thể trở thành tình huống tiếp nhận của học sinh. Đặt câu hỏi nêu ra tình huống của nhân vật là một hình thức hướng học sinh nắm bắt vai trò, tác dụng của

40

nghệ thuật tạo tình huống và bước đầu tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức của các em. Sự vơ lý của tình huống là nhân tố kích thích tâm lý ham hiểu biết của học sinh. Tình huống thơi thúc học sinh tích cực tìm kiếm tri thức ở trong cũng như ngoài tác phẩm để phát hiện nguyên nhân dẫn đến hành động của nhân vật. Bằng hình thức tự tìm kiếm và trên cơ sở giáo viên gợi dẫn, học sinh sẽ tìm thấy ý đồ của tác giả hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm mà tác giả ngầm giấu trong tình huống.

Tóm lại, đặt câu hỏi nêu vấn đề vào tình huống tác phẩm là một việc làm cần thiết, không những nêu ra được vấn đề nhận thức mà còn giải quyết được tình huống tiếp nhận của học sinh, tạo cho các em sự hứng thú, hấp dẫn, kích thích sự tìm tịi, giải quyết vấn đề của bản thân.

2.2.2. Dựa vào đặc trưng sáng tạo trong kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết trong tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945 dụng chi tiết trong tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945

Kết cấu “là sự tạo thành liên kết các bộ phận trong bố cục của tác

phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [8].

Kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp hệ thống sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi tiết các lớp cảnh, chương hồi một cách lôgic hữu cơ để cốt truyện bộc lộ được chủ đề tác phẩm. Làm nhiệm vụ tổ chức cốt truyện, đồng thời làm phong phú nội tâm tính cách nhân vật.

Đối với hệ thống tính cách, kết cấu làm nhiệm vụ tổ chức sắp xếp sự kiện, tạo tình huống để vận động phát triển tính cách, đồng thời qua tình huống, thiết lập các mối liên hệ qua lại giữa các tính cách sao cho tính cách phát triển nhất quán dưới ánh sáng của tư tưởng chủ đề. Nhưng không phải nhà văn nào cũng sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian hay trật tự tuyến tính. Để làm nổi bật một vấn đề nào đó, tác giả có thể phá vỡ trật tự tuyến tính để sắp xếp theo một dụng ý nghệ thuật của mình.

“Hai đứa trẻ” là câu chuyện về một ngày thường như bao ngày tháng khác ở một phố huyện. Nhà văn chọn bối cảnh là một ngày chợ phiên. Và thời điểm bắt đầu truyện là cảnh chợ chiều vừa tàn. Các tình tiết được kể tự

nhiên theo chiều thời gian tuyến tính. Liên và An dọn hàng và bắt đầu ngồi chờ đợi chuyến tàu đêm. Cuộc sống của chị em Liên và những người dân nơi phố huyện như vợ chồng bác Xẩm, mẹ con chị Tý, bác phở Siêu đều chẳng có gì đặc biệt. Tất cả đều bàng bạc, lặng lẽ và lầm lụi.

Bên cạnh sáng tạo kết cấu, sử dụng hình thức lặp chi tiết như một “điểm sáng thẩm mỹ” mang lại giá trị hiệu quả cao. Có những hình ảnh được trở đi trở lại nhiều lần khơng phải chuyện tình cờ trong tác phẩm mà là một thủ pháp nghệ thuật, nhằm biểu đạt một vấn đề hoặc diễn tả một ý tứ sâu xa nào đó của nhà văn. Trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã lặp đi lặp lại hình ảnh ngọn đèn con của chị Tý “chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, là một hình ảnh có sức gợi tả đặc biệt về kiếp người nhỏ bé, sống đơn điệu, quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ.

Trong “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân cũng lặp đi lặp lại hình ảnh bó đuốc sáng. Thứ ánh sáng ấy soi tỏ cảnh cho chữ. Nguyễn Tuân đã làm nổi rõ đây là sự chiến thắng của ánh sáng trước bóng tối, của cái thiện trước cái ác, của cái đẹp trước cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái cao cả trước cái thấp hèn, của tinh thần bất khuất hiên ngang trước thái độ cam chịu nơ lệ. Đó cũng là sự chiến thắng của tính cách trước hồn cảnh. Tất cả những người đó được tắm đẫm trong ánh sáng đỏ rực của bó đuốc thiên lương, tài hoa, khí phách. Cái đẹp lúc này được thăng hoa, tỏa sáng, bất tử.

Tóm lại, với việc dựa vào đặc trưng sáng tạo trong kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết trong tác phẩm văn xuôi lãng mạn mà giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề để định hướng tiếp nhận và khơi gợi hứng thú của học sinh, làm tăng hiệu quả giờ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)