Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3. Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các tác

học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930- 1945

2.3.1. Câu hỏi nêu vấn đề trong tình huống có vấn đề

Theo định nghĩa của GS. Đặng Vũ Hoạt và GS. Phan Trọng Luận: “Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó chủ thể nhận thức có trạng thái tâm lý đặc biệt: cảm thấy có cái “khó” trong nhận thức, hay nói cách khác, có mâu thuẫn

42

nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, đồng thời chủ thể có phương thức hành động mới để đạt được hiểu biết mới” [20].

“Câu hỏi nêu vấn đề đặt ra từ “vấn đề” của tác phẩm. Là câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn (giữa cái đã biết và cái chưa biết) nhằm tạo được tình huống có vấn đề, kích thích được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong cảm thụ văn học của học sinh. Câu hỏi phù hợp với tầm đón nhận của học sinh và được các em tiếp nhận một cách có ý thức” [33].

Như vậy, để tạo được tình huống có vấn đề, câu hỏi nhất thiết phải có mâu thuẫn hay có đủ điều kiện để nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh. Tình huống sẽ thơi thúc học sinh, khiến học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức có sẵn vào giải quyết tình huống mới. Quá trình giải quyết tình huống là quá trình học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động, sáng tạo.

Khi cho học sinh phân tích cảnh phố huyện trong “Hai đứa trẻ” khi màn đêm bng xuống, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Miêu tả cảnh đêm ở phố huyện, Thạch Lam khơng chỉ sử dụng bóng tối để tả trực diện mà còn gián tiếp gợi lên qua hình ảnh cách loại ánh sáng, đó là những loại ánh sáng nào? Nó có ý nghĩa triết lí gì?

Đối với câu hỏi này, cái học sinh đã biết đó là các ánh sáng được nhắc đến trong tác phẩm. Cái nảy sinh mâu thuẫn đó là cái học sinh chưa hiểu hết được ý nghĩa triết lí của những loại ánh sáng này. Và GV là người giúp các em khai thác, chiếm lĩnh kiến thức này. GV có thể dẫn dắt HS bằng câu hỏi: Khi buồn em sẽ tìm đến thứ ánh sáng như thế nào? Nếu ánh sáng đó rực rỡ như: đèn led, đèn nhấp nháy thì tâm trạng có buồn được khơng? Từ đây HS sẽ tìm ra được ý nghĩa của những ánh sáng leo lét kia, đặc biệt là ánh sáng ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí với nhiều ý nghĩa triết lí sâu sắc:

+ Giống số phận của những con người tàn tạ, sống quẩn quanh bế tắc, không hạnh phúc, khơng tương lai.

+ Đối lập hồn tồn với ánh sáng của ngọn đèn con là ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho một thế giới khác hẳn với những gì Liên đang sống, mở ra tia hy vọng về một cuộc sống mới trong tương lai.

Khi học tác phẩm “Chữ người tử tù” giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục lại là một cuộc gặp gỡ bất ngờ, thú vị?

Đây là câu hỏi hàm chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết của học sinh đó là một cuộc gặp gỡ bất ngờ khi mà quản ngục từ lâu đã nghe tiếng Huấn Cao, ngưỡng mộ Huấn Cao đột nhiên xuất hiện ngay trong ngục, nhưng bất ngờ ấy cũng éo le và đây là vấn đề chưa biết mà học sinh cần phải khám phá, tìm hiểu mới thấy được.

Việc tạo ra tình huống khi đặt câu hỏi nêu vấn đề chính là điều kiện tạo nên tình huống kích thích tính tích cực nhận thức ở học sinh.

2.3.2. Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát giá trị nội dung, nghệ thuật

Bám sát văn bản nghệ thuật là một yêu cầu của giờ dạy tác phẩm văn chương. Tuy nhiên câu hỏi nêu vấn đề mang tính khái quát, tổng hợp cao, do vậy khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề nếu khơng chú ý rất có thể dẫn đến tình trạng đề cao tư duy khái quát, tổng hợp mà coi nhẹ yêu cầu bám sát văn bản. Khuynh hướng này dễ đưa đến tình trạng chủ quan trong tiếp nhận, dễ làm cho giáo viên đi xa văn bản. Văn bản lúc này sẽ trở thành cái cớ cho mọi suy diễn tuỳ tiện chủ quan của học sinh, khơng mang tính hệ thống. Để ngăn ngừa tình trạng vừa nêu, câu hỏi nêu vấn đề nhất thiết phải xuất phát từ đặc trưng nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Nội dung trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” : Thể hiện giá trị hiện thực và

nhân đạo sâu sắc.

– Giá trị hiện thực:

+ Truyện là một bức tranh chân thực và đượm buồn cảnh vật, con người nơi phố huyện.

44

+ Ngòi bút hiện thực của Thạch Lam đậm chất trữ tình. Thạch Lam đã viết bằng chính kí ức tuổi ấu thơ của mình gắn với phố huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương. Mỗi chi tiết, hình ảnh đều chân thật, xúc động vô cùng.

– Giá trị nhân đạo:

+ Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn dành cho nhưng con người nhỏ bé, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ.

+ Truyện khẳng định, đề cao ước mơ hạnh phúc, khát vọng đổi đời của con người.

+ “ Hai đứa trẻ” còn là bước phát triển của tư tưởng nhân đạo của văn học 1930 – 1945. Đó là sự thức tỉnh ý thức cá nhân. “ Hai đứa trẻ” đã tiếp tục tư tưởng nhân đạo này để bênh vực cho quyền sống tốt đẹp của những con người bé nhỏ, thiệt thịi.

Có thể thấy “ Hai đứa trẻ” đã chứa đựng cái tâm, cái tài của nhà văn lãng mạn Thạch Lam dành cho đồng bào, quê hương, đất nước mình.

Nội dung trong tác phẩm “ Chữ người tử tù”

Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một là viên quản ngục say mê chữ đẹp của Huấn Cao nên muốn tìm mọi cách để “xin chữ” treo trong nhà và coi chữ Huấn Cao như báu vật. Họ đã gặp nhau trong một tình huống ối oăm là nhà ngục. Người viết chữ đẹp lại là một tên “đại nghịch” cầm đầu cuộc khởi nghĩa nơng dân mà triều đình gọi là nổi laonj, là “ giặc” đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Cịn người mê chữ đẹp của Huấn Cao lại là một tên cai ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm, tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập. Từ tình huống đầy kịch tính ấy, tính cách của hai nhân vật được bộc lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc:

– Tác phẩm trở thành bài ca về cái đẹp, về những con người tài hoa sống đẹp, và sáng tạo ra cái đẹp; là bài ca về lòng quý trọng cái đẹp cái tài; bài ca về sự gặp gỡ giữa những tấm lòng đối với cái đẹp với nhân cách đẹp và

những tấm lòng thiên lương với nhau. Qua đó tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân.

– Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện “ Chữ người tử tù” là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà.

2.3.3 Câu hỏi nêu vấn đề phải dựa vào đặc điểm tâm lý tiếp nhận của học sinh học sinh

Khi tiếp nhận tác phẩm, học sinh cũng là một bạn đọc nên vẫn có những suy nghĩ riêng, độc lập của mình. Mỗi học sinh là một cách hiểu khác nhau, nên câu hỏi nêu vấn đề sẽ tạo cho mỗi học sinh một tâm thế hiểu của riêng mình. Hoạt động suy nghĩ và trả lời những câu hỏi giáo viên đưa ra thoả mãn sự tiếp cận và khám phá đó. Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để học sinh tiếp xúc trực tiếp, được khám phá và được thưởng thức “chất văn”, nghĩa là được thể nghiệm, nếm trải và hiểu sâu thêm những việc đời, việc người, việc mình chân thực sẽ phát huy chủ thể sáng tạo tích cực trong dạy Văn.

Đặc biệt, câu hỏi nêu vấn đề lại là câu hỏi khái quát, tổng hợp, có tình huống u cầu học sinh động não, tư duy, nên loại câu hỏi này càng phải quan tâm tới sự tiếp nhận của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề không đặt học sinh vào tình trạng bế tắc trong việc huy động và sử dụng các khả năng vốn có, khơng đưa học sinh vào ngõ cụt nhận thức và hành động. Quá chú trọng đến câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên dễ đặt ra những câu hỏi khó vượt khả năng nhận thức của học sinh. Câu hỏi quá dễ làm học sinh nhàm chán. Và như thế, hậu quả ngồi mong muốn là tạo ra khơng khí im lặng của giờ giảng văn.

Vì vậy khi xây dựng câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên chỉ tập trung vào một số nội dung, hình thức nghệ thuật tiêu biểu và phù hợp với hiểu biết của học sinh.

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)