Tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 ở lớp 11 với việc ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 ở lớp 11 với việc ứng dụng

dụng câu hỏi nêu vấn đề

Nhà văn M.Gooki nhận xét: “Tác phẩm văn học nào cũng có vấn đề” [40]. Vậy: Vấn đề trong tác phẩm là gì?

“Vấn đề trong tác phẩm văn học là nhân tố chính mà tác giả phản ánh, lý

giải trong tác phẩm. Vấn đề trong tác phẩm bao giờ cũng có liên quan đến đời sống hiện thực và nằm trong ý đồ sáng tác của nhà văn. Vấn đề trong tác phẩm vô cùng phong phú và đa dạng, song, tựu trung lại khơng ngồi hai lĩnh vực nội dung và hình thức nghệ thuật”[8].

Ở các nhà văn, nhà thơ lớn, vấn đề trong tác phẩm thường thể hiện được bản chất của đời sống, được phản ánh và lý giải trên quan điểm, lập trường chính trị và tài năng nghệ thuật riêng của tác giả. Vì điều này, nên “Vấn đề đặt ra trong tác phẩm thường thể hiện bản sắc tư duy, chiều sâu tư tưởng và khả năng thâm nhập vào đời sống của nhà văn” [8].

Vấn đề đặt ra trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam đó là: - Tình trạng cuộc sống âm u, mịn mỏi, bế tắc của người dân nghèo. - Tấm lịng thương xót bao la của tác giả với những kiếp sống tù mù. Tác phẩm không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp. Ơng cũng khơng để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức. Ông phác họa bức tranh phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó. Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hi vọng le lói và cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện của chị em Liên, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ.

Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, ta lại thấy vấn đề đặt ra trong tác phẩm là:

- Tấm lòng hướng về cái thiện tâm - Thể hiện một lịng u nước thầm kín.

24

Hình tượng trung tâm của tác phẩm là hình tượng Huấn Cao, một nhân vật toát lên một vẻ lãng mạn, rực rỡ khác thường: tài hoa, khí phách, hiên ngang, nhân cách trong sáng. Hình tượng Huấn Cao mang vẻ đẹp bi tráng, một vẻ đẹp đã được lí tưởng hóa.

Ca ngợi Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện được khát vọng muốn vươn lên trên những cái xấu xa và đặt niềm tin bất diệt vào những giá trị cao quý của con người. Qua đây cũng bộc lộ được cái tài, cái tâm của một nhà văn lớn.

Cách đặt ra vấn đề và lý giải vấn đề của các nhà văn như vừa nêu đã chứng tỏ “vấn đề tác phẩm” thể hiện rõ tư tưởng, trình độ nhận thức và khả năng thâm nhập cuộc sống thực tế của nhà văn. Song, bên cạnh vấn đề nội dung, ta thấy cịn có “vấn đề” thuộc hình thức nghệ thuật. Nói như Hà Minh Đức thì “Vấn đề của tác phẩm khơng phải là chất liệu trực tiếp tạo thành tác phẩm. Đó

là một nhân tố thuộc nội dung khái quát của tác phẩm. Nó được thể hiện, được cụ thể hóa qua chất liệu trực tiếp khác.” [8].

Rõ ràng, tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945 luôn là những đề án thơng tin có vấn đề. Đây chính là một tiền đề cho việc ứng dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy các tác phẩm văn xi lãng mạn 1930 -1945 nói chung, các tác phẩm văn học lớp 11 nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)