Xu hướng tiếp cận liên môn trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.6. Xu hướng tiếp cận liên môn trong dạy học

Trong dạy học, tích hợp có thể được coi là sự liên kết các đối tượng giảng dạy, học tập trong cùng một kế hoạch hoạt động để đảm bảo sự thống nhất, hài hòa, trọn vẹn của hệ thống dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học tốt nhất. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được, tác động một cách riêng rẽ, khơng có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. Theo d’Hainaut (1977), có 4 quan điểm khác nhau đối với các môn học: Quan điểm đơn môn, quan điểm đa môn, quan điểm liên mơn, quan điểm xun mơn. Trong đó nhu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi dạy học phải hướng tới quan điểm liên môn và quan điểm xun mơn. Trong đó quan điểm liên mơn có vị trí quan trọng. Bởi đối với bộ mơn Ngữ văn

để giải quyết mọi tình huống mâu thuẫn và trả lời cho mọi vấn đề cần phải có sự lí giải từ các mơn học khác.Việc xác lập mối liên hệ những nội dung kiến thức của các bộ môn khác, phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.

Quan điểm liên môn được hiểu là nội dung học tập được thiết kế thành một chuỗi vấn đề, tình huống, địi hỏi muốn giải quyết học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của những môn học khác nhau. Dạy học tích hợp làm cho q trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, vận dụng các kiến thức học được để xử lí các tình huống cụ thể, những tình huống có ý nghĩa, hịa nhập thế giới học đường, với cuộc sống.

Tích hợp trong dạy học Ngữ văn được thể hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa mơn học này với các mơn học khác. Có thể thấy mối quan hệ gần gũi về mặt nội dung kiến thức giữa môn Ngữ văn với các môn Lịch sử, Địa lý.

Văn học cịn là cơng cụ để diễn đạt ý tưởng cho mọi lĩnh vực khoa học, Ngược lại các lĩnh vực khoa học khác nhau cũng làm phong phú thêm năng lực diễn đạt ngơn ngữ. Từ đó, giúp học sinh tiếp nhận và diễn đạt tốt các thông tin khoa học được giảng dạy trong nhà trường bởi để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, học sinh trước hết phải nghiên cứu và rèn luyện năng lực tư duy bằng ngôn ngữ, diễn đạt.

Tích hợp trong dạy học Ngữ văn cịn phải gắn môn học với đời sống xã hội vì văn học bắt nguồn từ cuộc sống và trở về phục vụ cuộc sống. Dạy văn là dạy từ cuộc đời, qua cuộc đời và cho cuộc đời.

Qua việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học Ngữ văn cho học sinh lớp 11 chúng tơi thấy việc vận dụng tích hợp vào dạy học Ngữ văn là điều hợp lý, khơi gợi được hứng thú, đam mê khám phá của học sinh, mang lại hiệu quả học tập cao.

Trong bài “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, GV có thể sử dụng tích hợp liên mơn với các môn học khác như sau:

26

Tích hợp với các mơn học khác

Nội dung tích hợp

Văn học – Địa Lý

- Phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương

- Nhấn mạnh và giải thích rõ hơn địa danh mà tuổi thơ và tuổi trẻ tác giả sống ở đó là yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của Thạch Lam

Văn học – Lịch sử

- Khi phân tích cuộc sống người dân phố huyện trước cảnh ngày tàn và khi màn đêm buông xuống, GV cần tích hợp kiến thức lịch sử giai đoạn trước CMT8 năm 1945. Khi dạy nội dung này, giáo viên cần tập trung làm rõ những yếu tố, hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khiến cha của Liên mất việc chuyển về quê, cuộc sống nơi phố huyện trở nên nghèo nàn, đơn điệu, quẩn quanh, bế tắc. Q trình tích hợp Văn học – Lịch sử này khiến cho kiến thức lịch sử của học sinh được khắc sâu, hấp dẫn, các em thấy được mối liên hệ qua lại với nhau giữa văn học và lịch sử.

Văn học – Văn hóa

Hội họa: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn được vẽ

lên với hình ảnh, đường nét, màu sắc, hình khối, có giá trị tạo hình nhưng đượm buồn mang đầy linh hồn của nông thôn Việt Nam của làng mạc Việt Nam muôn đời.

Thi ca: Khi miêu tả cảnh thiên nhiên, Thạch Lam đã

miêu tả bức tranh đậm chất thơ:

-Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào.

với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào những cành cây.

Chính ngơn ngữ giàu chất thơ đã tạo nên nét đặc trưng cho phong cách của Thạch Lam.

Các bình diện văn hóa trên được Thạch Lam nhắc đến trong bài, nếu giáo viên tích hợp vào khi giảng dạy sẽ gây được hứng thú và khởi dậy được niềm đam mê khám phá, tìm tịi từ học sinh.

Văn học – Giáo dục cơng dân

GV tích hợp với mơn GDCD để hướng học sinh hoàn thiện nhân cách bản thân, và có nghị lực vươn lên trong cuộc sống bằng cách lồng kiến thức đó vào ý nghĩa của việc đợi chuyến tàu đêm:

+ Cuộc vượt thoát tinh thần, khiến tâm hồn không bị tàn lụi.

+ Luôn mong ước, khát khao một cuộc sống tươi sáng + Cuộc sống dù có khó khăn nhưng hãy tự tạo ra cho mình những niềm vui.

Trong bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, GV có thể sử dụng tích hợp với các mơn như sau:

Tích hợp với các mơn học khác

Nội dung tích hợp

Văn học – Lịch sử

- Khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù”, GV phải vận dụng kiến thức về triều đại phong kiến nhà Nguyễn, về nhân vật Cao Bá Qt. Đó là thời kì thực dân Pháp vừa đô hộ nước ta, xã hội phong kiến suy tàn, những nho sĩ cối mùa trở thành lớp người lạc lõng. Mặc dù bất lực, buông xuôi nhưng họ vẫn mâu thuẫn với xã hội đương thời, họ không chạy theo danh lợi mà vẫn

28

giữ tâm hồn trong sạch. Từ đó GV dẫn dắt HS soi rọi vào tác phẩm khi phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao – một tên tử tù cầm đầu phản nghịch chống lại triều đình.

Văn học – Giáo dục cơng dân

Để hình thành ý thức, cách ứng xử của các nhân vật khi phân tích “Cảnh cho chữ” cuối cùng trong thiên truyện, đồng thời để học sinh liên hệ bản thân thì bài giảng cịn tích hợp với mơn Giáo dục cơng dân ở bài “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và bài “Tự hoàn thiện bản thân”. Nhằm giúp HS nêu cao tinh thần yêu nước và giữ cho thiên lương luôn trong sáng, lành vững.

Văn học – Văn hóa

Trong tác phẩm Nguyễn Tuân còn tỏ ra rất kinh nghiệm khi tung ra những hiểu biết về lĩnh vực văn hoá (nghệ thuật thư pháp), GV có thể dựa vào đó để giới thiệu cho HS về nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chơi chữ truyền thống.

Chương trình Ngữ văn THPT lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo, tổ chức nội dung chương trình, biên soạn sách giáo khoa địi hỏi giáo viên phải có những thay đổi về hình thức và phương pháp dạy học. Có thể thấy đây là mối quan hệ gần gũi về mặt nội dung kiến thức giữa môn Ngữ văn với các mơn học khác. Việc tích hợp liên mơn trong mơn Ngữ văn địi hỏi sự cơng phu, trình độ, hiểu biết và sự sáng tạo của của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)