Khai thác các vấn đề trong q trình phân tích tác phẩm “Hai đứa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4. Khai thác các vấn đề trong q trình phân tích tác phẩm “Hai đứa

đứa trẻ” và “ Chữ người tử tù”

2.4.1. Những tư tưởng, quan điểm của tác giả Nguyễn Tuân và Thạch Lam trước cách mạng tháng Tám năm 1945 Thạch Lam trước cách mạng tháng Tám năm 1945

Tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nguyễn Tuân là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa". Trước Cách mạng tháng Tám, trong bối cảnh nước mất, xã hội đảo điên "lộn tùng phèo" mọi thứ quan niệm, mọi giá trị, Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Sáng tác của ông thời kỳ này dồn sức chủ yếu vào việc phục hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã hội. Nếu có thể ví trang sách như tấm lá chắn hữu hiệu thì nhà văn Nguyễn Tuân - giai đoạn trước 1945 - là người cảm tử quân đang chiến đấu với cái ác, tử thủ ở thành trì Chân - Thiện - Mỹ.

Trước hết cái đẹp ấy được thể hiện qua tác phẩm “ Chữ người tử tù” và được thể hiện qua lối viết chữ Hán. Chính lối viết ấy nói lên thú vui tao nhã của một thời giờ chỉ cịn vang bóng lại. Dù cho chữ ấy khơng phải là của Việt Nam nhưng nó đã một thời trở thành ngôn ngữ của ta và giúp cho những nhà văn nhà thơ thể hiện mình qua những lối viết chữ ấy.

Không những thế cái đẹp trong tác phẩm này còn thể hiện ở nét đẹp của con người mà cụ thể ở đây là nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Điểm chung của họ là đều có một tấm lịng thiên lương trong sáng và đặc biệt dù hoàn cảnh khác nhau nhưng đều chung một điều là ưa chuộng cái đẹp, quý trọng những người có tài có thiên lương.

Trước hết là vẻ đẹp của tử tù Huấn Cao là một con người tài hoa, un bác, có nghĩa khí. Là một người có thiên lương trong sáng và tâm hồn cao đẹp.

Tiếp đó là vẻ đẹp của viên quản ngục. Ơng là một người có sở thích sở nguyện cao q đó chính là thích chơi chữ. Ơng cịn là người biết trọng nhân cách của người khác và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống.

Qua tác phẩm đã thể hiện được quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân. Nhà văn khẳng định cái đẹp phải gắn với cái thiện (Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục ở cuối truyện mang hàm ý: cái đẹp có thể nảy sinh từ mảnh đất chết nhưng không thể sống chung với tội ác, con người chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương), cái đẹp phải có sức mạnh cảm hóa cái xấu, cái ác; cái đẹp luôn chiến thắng và trở thành bất tử.

Ca ngợi chữ người tử tù, ca ngợi và luyến tiếc một nhã thú văn hóa cổ truyền của dân tộc đang lụi tàn dần trong xã hội thực dân, truyện “Chữ người tử tù” là một áng văn yêu nước, mang tinh thần dân tộc đậm đà. Lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha cịn được thể hiện trong hình tượng nhân vật Huấn Cao

Với quan niệm suốt đời đi tìm cái đẹp của mình nhà văn đã mang đến cho chúng ta những cái đẹp trong tác phẩm “Chữ người tử tù”. Cái đẹp ấy có cả con người và những thú vui những giá trị truyền thống.

Tư tưởng, quan điểm thẩm mĩ của Thạch Lam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các nhà văn lớn đều có tun ngơn nghệ thuật của mình, tùy theo lí tưởng xã hội và quan điểm thẩm mỹ mà nội dung của mỗi tun ngơn nghệ thuật có những nét riêng biệt. Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, quan điểm của ơng về vai trị tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội rất tích cực. Quan điểm sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của ông “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên; trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. Trong quan niệm

48

này, Thạch Lam phủ nhận thứ văn chương đơn thuần chỉ là trị giải trí để giết thời gian, làm cho con người thoát li hiện thực, quay lưng với đời sống xã hội.

Sống trong xã hội đầy rẫy bất công đương thời, nhà văn xác định rõ ràng là ngòi bút phải phanh phui, tố cáo cái xấu, cái ác để góp phần thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, giúp mọi người nhận thức được rằng cái xã hội thối tha, đen tối ấy phải bị đập tan, xóa bỏ để xây dựng một xã hội mới công bằng, tốt đẹp hơn.

Khơng chỉ dừng ở đó, văn chương cịn có nhiệm vụ mở đường cho một tương lai tốt đẹp. Đây cũng là yêu cầu về tinh thần trách nhiệm và tính chân thực, về lương tâm nhà văn trước xã hội. Văn chương có tác dụng to lớn khi nó phục vụ những lí tưởng cao cả và sự nghiệp chân chính.

Nhấn mạnh vai trò xã hội của văn chương, song Thạch Lam không quên chú trọng tới tác dụng bồi đắp tâm hồn con người của nó. Văn chương đích thực làm giàu đời sống tinh thần, khiến cho tình cảm con người trở nên trong sáng hơn, phong phú hơn. Quan niệm trên của Thạch Lam đã khẳng định được vai trò to lớn của văn chương đối với con người và xã hội.

Qua bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật chính ( Liên) trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nhà văn thể hiện tấm lịng buồn thương, xót xa trước những số phận nhỏ bé, tù túng, nghèo khổ, lam lũ của người lao động. Tác giả cũng đã phản ánh sự thức tỉnh của ý thức cá nhân con người: họ khơng bằng lịng với hiện thực mà luôn khao khát vươn tới ánh sáng và vượt qua số phận. Cuộc sống của họ dù thiếu thốn tất cả nhưng đầy tình người. Đây chính là giá trị nhân văn , nhân bản đáng quý của truyện ngắn này.Qua tác phẩm nhà văn cũng muốn gửi gắm thông điệp: Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm vào cái “ao đời phẳng lặng”. Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát khao xây dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa. Những người phải sống một cuộc sống tối tăm , mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng , hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn.

2.4.2. Sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam và Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân

2.4.2.1. Sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

Sinh thời M.Gorki đã từng khẳng định: “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ quan của mình, tìm thấy trong những ấn tượng có cái giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có được hình thức riêng”.Có thể nói tiêu chuẩn đánh giá cao nhất của người nghệ sĩ là ở chỗ anh ta có đem lại giá trị mới mẻ, riêng biệt hay nói chính xác là một phong cách độc đáo hay khơng?

Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in đậm lên trong tác phẩm. Phong cách được xem là chất lượng nghệ thuật đặc trưng cá nhân của các tác giả lớn.

Thạch Lam có một phong cách viết truyện khơng giống với các nhà văn khác. Truyện ngắn của Thạch Lam thường khơng có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày.

Ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của hai đứa trẻ Liên và An mong mỏi, chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua phố huyện tiêu điều. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, Thạch Lam đã thể hiện khá chân thực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, thân phận và những ước mơ, khát vọng của những con người nơi đây.

“Hai đứa trẻ” hấp dẫn người đọc bằng chất liệu bên trong của đời sống, bằng lý tưởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng phân tích tâm lí tinh tế và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, mong manh. Những trang viết miêu tả tâm trạng (đặc biệt là nhân vật Liên) rất sâu sắc, tinh tế.

Giọng điệu của Thạch Lam nhỏ nhẹ, điềm tĩnh, sâu lắng, nhiều dư vị, có sức truyền cảm đặc biệt. Thạch Lam lại hướng về các nhân vật bé nhỏ ở

50

tầng lớp dưới của xã hội. Trong khi đó, các nhà văn khác của Tự lực văn đoàn lại hướng về các nhân vật thượng lưu. “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu cho văn phong Thạch Lam, cho khuynh hướng tư tưởng của Thạch Lam, hướng về cuộc đời, hướng về cái Thiện, cái Mĩ.

2.4.2.2. Sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Phong cách nghệ thuật chính là diện mạo thẩm mĩ độc đáo, riêng biệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống.

Nói đến phong cách Nguyễn Tn, khơng thể khơng nói đến sự tài hoa và un bác ln bộc lộ hết sức “đậm đặc” trên từng trang viết của ông.

Sự tài hoa của Nguyễn Tuân thể hiện rõ trong việc sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo hình ảnh và kiến tạo câu văn. Qua bàn tay tài hoa của Nguyễn Tuân tiếng Việt như một khối vng rubic biến hóa liên tục. Ngơn từ Nguyễn Tuân thường sử dụng là thứ ngơn từ giàu chất tạo hình, nổi khối. Nét phong cách này thể hiện rõ trong “Chữ người tử tù”. Ngôn ngữ trong văn ông đa dạng, phong phú, mới mẻ, in đậm dấu ấn cá tính riêng. Do viết về đề tài “vang bóng” các nhân vật chính là nho sĩ nên ngơn ngữ Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù" rất cổ kính, bác học: “Phiến trát, lạc khoan, pháp trường, thằng thập, bút con…”. Những từ ngữ ấy được Nguyễn Tuân sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt, tạo âm vang ngàn xưa vọng lại, hồi sinh những gì tưởng như đã mãi mãi đi vào dĩ vãng.

Đọc “Chữ người tử tù” ta cũng không thể nào quên những câu văn đầy chất thơ của ơng: “Trong khung cửa sổ có nhiều con song kẻ những nét đen thẳng lên nền trời lốm đốm, tinh tú, một ngôi sao hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía chân giời khơng định”.

Do đọc nhiều, biết nhiều và đặc biệt có vốn quan sát trực tiếp rất mực giàu có, trong khi miêu tả các sự vật, sự việc ông đã vận dụng hàng loạt kiến thức thuộc nhiều nghành nghệ thuật khác nhau, cốt làm sao nổi bật cái được nói đến và thể hiện hết những điều mình cảm nhận được. Ở “Chữ người tử tù”

ta thấy tầm hiểu biết lịch sử của Nguyễn về triều đại phong kiến nhà Nguyễn, về nhân vật Cao Bá Quát. Nguyễn Tuân còn tỏ ra rất kinh nghiệm khi tung ra những hiểu biết về lĩnh vực văn hoá (nghệ thuật thư pháp), xã hội (những ứng xử, cung cách của các nhân vật). Cảnh cho chữ cuối cùng trong thiên truyện in đậm dấu ấn của cái nhìn điện ảnh. Đó là một cảnh quay tuyệt vời mà bất cứ nhà điện ảnh nào cũng mơ ước có được.

Với Nguyễn Tuân những người bình thường khi thực hiện những cơng việc bình thường trong phạm vi nghề nghiệp của mình nếu đạt tới một trình độ tinh xảo, nhuần nhuyễn, khéo léo mà người khác khó lịng theo kịp thì được xem là một nghệ sĩ tài hoa. Người tử tù Huấn Cao có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp. Hành động của viên quản ngục bất chấp luật lệ của chốn đại lao để sống trọn vẹn với “sở nguyện cao quý” đó cũng đã thể hiện tài năng viết chữ của Huấn Cao. “Đẹp hơn nữa là cái nhân cách đáng trọng in tâm hồn Huấn Cao. Đó là thiên lương cao đẹp, khí phách hiên ngang không khuất phục quyền uy.

Nguyễn Tuân là nhà văn của cái đẹp, hành trình sáng tạo nghệ thuật của ơng là hành trình mải miết đi tìm cái đẹp.Ơng tìm đến những cái đẹp của một thời vang bóng. Viết “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân cũng thể hiện rõ tư tưởng: Cái đẹp phải gắn với cái thiện. Cái đẹp có thể nảy sinh trên lịng cái xấu, cái ác, cái tội lỗi nhưng không chung sống với cái ác, cái xấu, cái tội lỗi.. Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người, cái đẹp là bất tử.

Có thể tóm gọn phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua một chữ “ngơng”, đó là sự ngạo nghễ hơn đời, hơn người của ông. Ở Nguyễn Tuân là sự kết tinh của một người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực văn hóa, có ngơn ngữ, cách dùng hình ảnh độc đáo, mới lạ, giàu chất tạo hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)