Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.5. Các bước chuẩn bị cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ

2.5.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề

Câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi (tuỳ thuộc vấn đề đơn giản hay phức tạp) mà giáo viên tạo được tình huống có vấn đề, tức là xác định được cái chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của học sinh và tiên lượng trước khả năng giải quyết vấn đề của các em.

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải “tạo điều kiện cho học sinh nói

lên những cảm nghĩ của mình do tác phẩm gợi ra chứ không phải chỉ biết lặp lại theo ý người khác” [4].

Khi đã coi học sinh là chủ thể, mục đích dạy văn là tìm tịi suy nghĩ, cách dạy của thầy là tổ chức hướng dẫn, cách học của trò là tự khám phá thì đó chính là những tiền đề quan trọng để sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học văn. Câu hỏi đi theo một hệ thống, được diễn đạt một cách rõ ràng, vừa sức với học sinh và khơi gợi hứng thú cho học sinh. Cần có sự kết hợp cân đối giữa loại câu hỏi cụ thể và loại câu hỏi tổng hợp gợi vấn đề.

Theo tơi, có thể dựa vào những tình huống có vấn đề để đặt ra câu hỏi nêu vấn đề với các dạng thức sau :

Đặt câu hỏi theo dạng: Vì sao khơng A mà B (Tình huống bất ngờ): Khi phát hiện được một tín hiệu nội dung hay một tín hiệu nghệ thuật nào đó trong tác phẩm có tính chất kì lạ, bất bình thường, ta vận dụng dạng thức trên để khơi gợi sự khám phá sáng tạo của học sinh. Khi dạy “Hai đứa

trẻ” của Thạch Lam, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi:Tại sao Liên lại bất hoà (khơng thoả hiệp, khơng bằng lịng, khơng chấp nhận)với thực tại phố huyện ? Hay khi phân tích cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” giáo viên có thể hỏi: Tại sao nói cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? Hoặc khi phân tích tình huống truyện có thể đưa ra câu hỏi tạo tình huống bất ngờ cho học sinh: Tại sao cuộc gặp gỡ giữa viên quản ngục và Huấn Cao được coi là tình huống ối oăm, đầy kịch tính?

Đặt câu hỏi theo dạng thức lựa chọn: A hay B (Tình huống lựa chọn) Tình huống lựa chọn là tình huống xuất hiện khi có nhiều ý kiến khác nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lí nhất, tối ưu nhất. Đặt câu hỏi theo dạng này giúp các em phát triển óc phán đốn, suy luận, nhận xét để tìm ra nội dung hợp lí nhất. Từ đó các em thấy rõ tính thẩm mĩ của văn chương. Khi phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên trong “Hai đứa trẻ” giáo viên đưa ra câu hỏi: Có người cho rằng việc chị em Liên thức đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện là vì nghe lời mẹ đã dặn phải thức để tàu xuống bán hàng. Cũng có ý kiến lại cho rằng, chị em Liên cố thức đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện khơng phải vì vật chất tầm thường mà vì tinh thần. Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?

Đối với “Chữ người tử tù” giáo viên đặt câu hỏi: Hành động ngục quan “vái tên tử tù một vái” khi được Huấn Cao cho chữ có phải là hành động khiến con người trở nên hèn hạ hay khơng? Hay nó là sự cúi đầu làm cho con người trở nên cao cả, sang trọng hơn? Tại sao em hiểu như vậy? Ý nghĩa của hành động đó là gì?

Hai câu hỏi trên khiến học sinh phải suy nghĩ, tư duy, tìm tịi, phát hiện vấn đề để phân tích, lí giải đưa ra câu trả lời cho hợp lí, phù hợp với nội dung tác phẩm.

Đặt câu hỏi theo dạng thức so sánh các tư liệu khác có liên quan hay kiến thức thực tế với tác phẩm đang phân tích (Tình huống không phù hợp). Sự so sánh đối chiếu là một hình thức của thao tác phân tích trong tư

56

duy. Thơng qua những câu hỏi so sánh, đối chiếu học sinh có thể nhận ra những nét độc đáo, những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. Các câu hỏi dạng này có thể so sánh các hình ảnh trong chi tiết tác phẩm hoặc với các tác phẩm khác nhau.

Giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: So sánh hai tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối?

Với câu hỏi so sánh giáo viên gợi dẫn để học sinh chỉ ra được sự so sánh trong cách sử dụng ánh sáng và bóng tối:

- Giống nhau: + Bóng tối trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ở đây vừa là cuộc sống tù đọng, quẩn quanh mòn mỏi âm u - là nét giống với bóng tối trong Hai đứa trẻ

+ Ánh sáng: Thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách, tâm hồn của con người: sự vươn lên của tính cách trước hồn cảnh, số phận.

- Khác nhau:

Hai đứa trẻ Chữ người tử tù

- Bóng tối vừa mang nghĩa biểu trưng cho cuộc sống tù đọng, quẩn quanh nơi phố huyện vừa được sử dụng như phơng nền chính nhằm làm nổi bật ba loại ánh sáng: Ánh sáng nơi phố huyện; ánh sáng đô thị - vừa là quá khứ, vừa là tương lai, là miền mơ ước của hai đứa trẻ; ánh sáng con tàu.

- Ánh sáng khơng cịn mang nghĩa thực nữa mà mang nghĩa biểu tượng, biểu tượng của ước mơ, của

- Bóng tối cịn đại diện cho cái xấu cái ác trong cuộc sống cũng như trong bản chất con người.

- Ánh sáng trong của Nguyễn Tuân là ánh sáng của chân lý, của cái đẹp trong tài hoa, nhân cách, nên tác phẩm cũng

khát khao hạnh phúc và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

- Thạch Lam do chỉ chú ý đến những cái bình thường, giản dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống nên ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của ơng khơng có sự chuyển biến dữ dội, bất ngờ.

được kết thúc đẹp bằng sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của thiên lương con người với cái xấu cái ác - Ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng nhằm miêu tả những tương phản mạnh mẽ, những chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Đó vừa là một thủ pháp trong xây dựng tình huống truyện, vừa là sự dẫn dắt đi đến kết thúc của sự chiến thắng giữa chân lý, cái đẹp với cái xấu, cái ác.

- Đặt câu hỏi theo dạng thức giả định (Tình huống giả định).

Đặt câu hỏi theo tình huống giả định khiến các em được rèn luyện cách ứng xử, thấy được hành vi cao đẹp của nhân vật văn học để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phát triển nhân cách. Đó là nội dung quan trọng trong mục đích giáo dục nói chung và văn học nói riêng.

Giáo viên có thể đặt tình huống giả định như sau: Nếu là nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, em có cố thức để đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện không khi mà buồn ngủ ríu cả mắt? Giải thích?

Hay trong “Chữ người tử tù”, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong hồn cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chờ ngày ra pháp trường như vậy, nếu em là Huấn Cao em có cho chữ viên quản ngục khơng? Vì sao?

Ngồi ra câu hỏi cũng được xây dựng theo mức độ. Giáo viên có thể sử dụng: câu hỏi phát hiện giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.

Đối với câu hỏi này từ chỗ phát hiện ra giá trị nghệ thuật để thấy được dụng ý của nó cũng như giá trị nội dung mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.

Ví dụ như: Tại sao hình ảnh ngọn đèn con nơi chõng hàng nước của chị Tí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm? Câu hỏi khiến học sinh phải tìm tịi, suy ngẫm: hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước chị Tí được

58

nhắc nhiều lần có sức gợi tả đặc biệt. Hình ảnh ấy có nghĩa như là một biểu tượng về kiếp người nhỏ bé, vô danh, vô nghĩa, sống leo lét trong cái mênh mông của xã hội cũ, không hạnh phúc, không có tương lai. Hình ảnh ấy cũng gợi về nhịp sống lặp đi lặp lại một cách uể oải, đơn điệu, buồn chán, bế tắc ngày này qua ngày khác, khơng có gì thay đổi. Nhưng đồng thời nó cũng thể hiện một cái hy vọng, ước mơ dù là mơ hồ, mong manh, nhỏ nhoi như ngọn đèn con kia nhưng nó khơng hề lụi tắt.

Hay trong tác phẩm “Chữ người tử tù” giáo viên đặt câu hỏi: Khi miêu tả hành động của viên quản ngục Nguyễn Tuân viết: “Viên quản ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc”. Ông dùng chữ “ngấc” chứ khơng phải là “ngóc” theo em nó có dụng ý nghệ thuật gì? Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ “ngấc” chứ khơng phải từ “ngóc”, bởi từ “ngóc” trong chữ ngóc đầu ở đây là dựng thẳng dậy, gây ngữ cảm đáng sợ. Còn ngấc đầu là nhấc đầu nghiêng nghiêng, gây cảm giác tội nghiệp. Viên quản ngục ban ngày là một kẻ đáng sợ đối với những tên tử tù nhưng viên quan ngục ban đêm, đặc biệt là sau khi gặp Huấn Cao là một viên quản ngục đầy ưu tư, trăn trở. Trăn trở với cái đẹp. Trăn trở với người tài hoa khí phách như Huấn Cao.

Câu hỏi tìm hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm, câu hỏi này giúp người

học tìm ra mối tương quan giữa các chi tiết, hình ảnh,…, từ đó phát hiện ra tầng sâu nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Chẳng hạn như: Đối với cuộc sống phố huyện hình ảnh đồn tàu có ý nghĩa gì? Ở câu hỏi này giúp học sinh thấy được hình ảnh của đồn tàu, và ý nghĩa của nó: con tàu mang đến một thế giới khác: Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo phố huyện. Âm thanh tiếng cịi tàu, bánh xe rít trên đường ray xua đi nhịp sống đơn điệu, buồn tẻ phố huyện. Nó là thói quen, là nhu cầu, là niềm vui, sự chờ đợi cho đời sống tinh thần người dân phố huyện. Con tàu mang theo ước mơ một thời quá khứ về Hà Nội của chị em Liên và niềm tin, mơ ước về một tương lai tươi sáng.

Câu hỏi phát biểu quan điểm, ý kiến cá nhân, đây là câu hỏi kích thích

sự tư duy, khả năng sáng tạo, hiểu biết, cách vận dụng của học sinh để đưa ra câu trả lời của mình. Đồng thời cũng giúp học sinh có tinh thần chủ động hơn trong q trình chiếm lĩnh tri thức.Nói rằng tác phẩm “Hai đứa trẻ” là bài ca về thiên nhiên, đất nước, ý kiến của em như thế nào? Qua bài học, học sinh có thể chỉ ra được đây là bài ca về thiên nhiên đất nước bởi: Nó là bức tranh quê hương gần gũi mà không kém phần thơ mộng, đầy gợi cảm “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào”. Các nhân vật ln gắn bó với thơn dã “tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này”. Hai đứa trẻ luôn phát hiện những biến thái tinh tế của thiên nhiên.

Tóm lại, trên đây là các bước chuẩn bị cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945. Với việc xác định rõ những điều kiện cơ bản để câu hỏi nêu vấn đề được hình thành và phát huy tác dụng, người giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh để giải quyết những câu hỏi nêu vấn đề một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong q trình lĩnh hội kiến thức.

2.6. Điều kiện để vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)