Phân tích mục tiêu dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Phân tích mục tiêu dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930-

1930 - 1945 trong chương trình THPT

2.1.1 Mục tiêu dạy học môn Ngữ văn

Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông của nước ta. Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn nằm trong mục tiêu giáo dục của nước nhà.

Ở cấp độ vĩ mô, dạy học môn Ngữ văn hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, tức là “dạy chữ, dạy người và hướng nghiệp” [14]. Cịn nói như Lê Ngọc Trà, dạy văn là “khai trí, khai tâm con người.” [53].

Đi vào cụ thể, dạy học môn Ngữ văn nhấn mạnh vào ba mục tiêu chính, cơ bản:

Một là: Trang bị những kiến thức phổ thơng, cơ bản, hiện đại, có tính

hệ thống về ngơn ngữ và văn học - trọng tâm là văn học Việt Nam, phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hai là: Hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực sử dụng tiếng

Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mỹ, phương pháp học tập tư duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng thực tiễn.

Ba là: Bồi dưỡng cho học sinh tình u tiếng Việt, văn học, văn hóa,

tình u gia đình, thiên nhiên, đất nước, lịng tự hào dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, tinh thần dân chủ nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Rõ ràng, với ba mục tiêu trên thì “Học văn vừa là học vừa là sống. Trong cái

sống đó, tri thức, điều học là cần, nhưng chưa phải là cái quan trọng nhất.” [43].

Mục tiêu của dạy học văn, đang hướng tới mục tiêu chung của giáo dục thế giới.

2.1.2 Mục tiêu dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945 trong chương trình THPT trong chương trình THPT

Trong chương trình sách giáo khoa, dạy học tác phẩm văn xi lãng mạn 1930 -1945 có vai trò quan trọng. Khi triển khai dạy học, giáo viên có đề xuất những mục tiêu dạy học như sau:

Thứ nhất, giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản, những thành tựu, đóng

góp to lớn của Văn học Việt Nam 1930- 1945 đối với nền văn học dân tộc.

Thứ hai, nắm chắc nội dung phản ánh của Văn học Việt Nam 1930-

1945 với sự song song tồn tại của ba dòng văn học: Cách mạng; thơ ca văn xuôi Lãng mạn và Hiện thực phê phán.

Thứ ba, tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tích hợp với mơn lịch

sử, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; bộ môn giáo dục công dân làm giàu thêm cho kiến thức Văn học của các em học sinh.

Thứ tư, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của Văn

học Việt Nam 1930- 1945: các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp. Văn học lãng mạn thường được viết bởi cảm hứng lãng mạn, kết hợp nhuần nhuyễn với chất hiện thực, thủ pháp tương phản, đối lập, thích khoa trương phóng đại, ngơn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)