Xây dựng môi trường học tập tạo tâm thế cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.6.1 Xây dựng môi trường học tập tạo tâm thế cho học sinh

Học sinh là người cộng sự trong tiến trình giảng dạy của giáo viên. Học sinh vừa là đối tượng nhận thức, vừa là chủ thể tiếp nhận văn học. Mọi hoạt động của giáo viên trong giờ giảng văn đều có liên quan đến học sinh. Mọi phương pháp giáo viên vận dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý nhận thức của học sinh. Do đó giáo viên phải hiểu học sinh, nắm được đối tượng cộng sự với mình hay những người chịu sự tác động của phương pháp.

Câu hỏi nêu vấn đề chỉ thực sự có ý nghĩa khi được học sinh chấp nhận giải quyết, chủ động bày tỏ cách nhìn nhận, cách hiểu biết riêng của mình về những vấn đề được đặt ra. Xét về mặt tâm lý, học sinh chỉ bộc lộ những hiểu

60

biết của mình khi giáo viên khơng cịn là uy quyền tuyệt đối về mặt tri thức. Giáo viên cần tôn trọng ý kiến học sinh, không chê bai, áp đặt học sinh mà dẫn dắt vấn đề để học sinh có cơ hội bộc lộ. Giờ văn phải là giờ học mà thầy, trò cùng làm việc: thầy gợi dẫn, trị khám phá; Thầy đóng vai trị trung gian, làm cầu nối giữa học sinh với tác phẩm để học sinh được tiếp xúc, trò chuyện, đồng cảm với tiếng nói của nhà văn. Mục đích tạo khơng khí hào hứng, sơi nổi trong việc giải quyết các tình huống có vấn đề. Để giờ học phát huy hiệu quả, sau khi kết thúc giờ học, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, bao gồm: việc đọc tài liệu, tìm tài liệu và các yêu cầu để khai thác thơng tin bài học. Q trình ơn tập bài cũ giúp học sinh củng cố lại kiến thức, trên cơ sở đó giáo viên sẽ chuyển tiếp kiến thức mới hoặc dựa vào đó để khai thác kiến thức. Học sinh cần được giáo viên định hướng trước mọi sự chuẩn bị cho giờ học tác phẩm. Mà câu hỏi nêu vấn đề thường là câu hỏi khó bởi nó ln đề cập đến vấn đề còn đang tiềm ẩn trong tác phẩm. Sử dụng câu hỏi chuẩn bị bài chính là tạo tâm thế ban đầu cho học sinh thâm nhập tác phẩm.Việc chuẩn bị bài địi hỏi học sinh phải có tính tự giác cao, phải có cách thức tìm hiểu, cách học phù hợp với khả năng tự học của mình để có thể chuẩn bị tốt nhất cho giờ học.

Tác giả Nguyễn Duy Bình viết:“Chúng ta chưa biết gieo những vấn đề

kích thích sự hào hứng của học sinh từ khâu chuẩn bị bài. Việc hướng dẫn chuẩn bị bài thường làm chiếu lệ hình thức, khơng có gì hấp dẫn học sinh. Cái sôi nổi trong lớp phải được chuẩn bị từ khâu soạn bài, mới có cơ sở tốt”

[4].

Cần tạo mơi trường cho học sinh sống và hịa mình trong khơng gian văn hóa xã hội của tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 - 1945. Bởi lẽ, rào cản ngôn ngữ, thời đại lịch sử xã hội, và văn hóa ln là bức tường ngăn cách giữa học sinh và tác phẩm. Vì vậy, cần thiết có những giờ ngoại khóa hay tự chọn, giáo viên giới thiệu về lịch sử xã hội, những nét văn hóa truyền thống, những quan niệm của cha ông về cái đẹp, về giá trị cơ bản trong xã hội xưa:

cái nhã thú chơi chữ trong “Chữ người tử tù”, hay hướng con người tới vẻ đẹp của Chân – Thiện – Mỹ trong tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 -1945.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn 1930 1945 cho học sinh lớp 11 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)