Nghĩa giáo dục đạo đức thông qua các tác phẩm thơ, truyện

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 26 - 28)

1 .Giáo dục đạo đức

1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.2. nghĩa giáo dục đạo đức thông qua các tác phẩm thơ, truyện

Lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của con người Việt Nam ta. Ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã luôn đề cao lịng nhân ái. Đó là sự đồn kết, tương thân tương ái, gắn bó, giúp đỡ nhau chống chọi với thiên tai, địch họa để giữ gìn và dựng xây cuộc sống. Đó là tình u thương những người thân ruột thịt:

Anh em như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy…

Đó là tình làng nghĩa xóm, là tình cảm với muôn người trong cùng đất nước: Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng…

Trong thế kỷ XX, lòng nhân ái truyền thống của dân tộc ta đã phát triển cao hơn theo chủ nghĩa nhân đạo vô sản mà mục đích của nó là giải phóng lồi người khỏi áp bức, bóc lột. Khi nước ta đi theo con đường chủ nghĩa, lòng yêu thương con người đã gắn liền với chủ nghĩa cộng sản và tinh thần quốc tế chân chính. Một lịng nhân ái kiểu mới ra đời được thể hiện phong phú, sâu sắc hơn qua tình cảm giai cấp, tình đồng chí.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập tồn cầu, nhân loại ngày càng xích lại gần nhau thì lịng nhân ái càng là tình cảm vơ cùng quan trọng, không thể thiếu ở mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI, đất nước ta không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng cũng từ đó, sức hút và sức mạnh của đồng tiền cũng ngày càng tăng. Đạo đức của con người có nguy cơ bị xuống cấp, tình u, tình thương cũng có khi bị cuốn theo cơn lốc thị trường. Điều ấy thật nguy hiểm, bởi lẽ người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng (Bác Hồ). Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ơng, cần phải giáo dục lịng nhân ái cho con người ngay từ tuổi mầm non.

Với quan điểm như vậy, việc giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non là vấn đề hết sức quan trọng.

Theo các cơng trình nghiên cứu tâm lí học, tình cảm của trẻ em lứa tuổi mầm non phát triển mãnh liệt, đặc biệt là tính đồng cảm, dễ xúc cảm với con người và với vạn vật xung quanh. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi và là thời cơ tốt nhất để giáo dục lòng nhân ái cho mỗi con người. Thực tế đã chứng minh rằng những đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bất lợi, lại chịu ảnh hưởng của lối giáo dục sai lầm thì cũng dễ nảy sinh tính ích kỉ, tham lam, độc ác.Trong thời điểm nhân cách mới hình thành thì những dấu ấn khơng tốt đẹp có thể để lại những di chứng cho các giai đoạn phát triển sau này.

Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu hiểu được lý do vì sao mà mình có những hành động và việc làm như vậy. Vì thế, cần giáo dục cho trẻ những chuẩn mực đạo đức và lịng nhân ái để trẻ có những tình cảm, thái độ và hành vi đúng đắn, tốt đẹp; cần tạo mơi trường tốt, thuận lợi cho lịng nhân ái của trẻ phát triển.

Đặc biệt, trẻ mẫu giáo rất dễ rung động và thích giao lưu tình cảm. Tình cảm đối với trẻ là động cơ hành động mạnh mẽ nhất, vì vây, cần phát huy những tình cảm tích cực ở trẻ, hạn chế những xúc cảm tiêu cực. Do trẻ mẫu giáo dễ nảy sinh những xúc cảm tích cực, khi tiếp xúc với những điều tốt đẹp nên các nhà tâm lý học coi đây là thời kỳ phát cảm của những xúc cảm thẩm mĩ, đạo đức.

Hình thành, phát triển và giáo dục những tình cảm đạo đức cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là điều hết sức quan trọng. Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ mầm non sẽ giúp chúng ta dễ hòa nhập vào cuộc sống và dễ dàng tiếp thu sự giáo dục của người lớn, đón nhận những ảnh hưởng tốt đẹp của môi trường để phát triển nhân cách một cách tích cực.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, văn học được coi là phương tiện hữu hiệu nhất.

Thế giới được sáng tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học nghệ thuật từ xa xưa đến nay là một thế giới mà trong đó con người ln ln đấu tranh chống lại mọi thế lực thù địch xuất hiện dưới mọi hình thức để khẳng định quyền năng, sức mạnh, đồng thời cũng thể hiện khát vọng làm người mãnh liệt và cao đẹp của mình. Lịng u thương, ưu ái đối với con người, thân phận con người luôn luôn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Trong sáng tác nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng, hình thái và mức độ biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo. Vì thế, khi tiếp nhận tác phẩm văn học không nên quy lược giá trị nhân đạo của nó vào những mệnh đề chung trừu tượng mà phải tìm ra sắc

thái tinh tế, độc đáo, cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mĩ của tác giả đối với con người và cuộc sống.

Như vậy, lịng nhân ái chính là cơ sở, là cái gốc đạo đức của con người. Nhân ái chính là tình u thương đồng loại và những gì xung quanh.Từ tình yêu thương ấy sẽ dần dần hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Chính vì vậy, nếu như giáo dục thẩm mĩ giữ vị trí trung tâm trong giáo dục mầm non thì giáo dục lịng nhân ái là cơ sở hàng đầu giúp trẻ xác lập được các mối quan hệ tích cực với mơi trường xung quanh và cuộc sống để từ đó trẻ có thể phát triển nhân cách một cách toàn diện.

Trẻ thơ rất nhạy cảm và sống bằng tình cảm, dễ rung động, dễ đặt mình vào những hồn cảnh của người khác để thông cảm và bộc lộ thái độ một cách rõ ràng, dứt khoát giữa hai mặt tốt - xấu, yêu – ghét, vui – buồn, chán – thích,… Chính vì thế, giáo dục lịng nhân ái cho con người phải bắt đầu từ tuổi thơ. Đây là thời điểm giáo dục thuận lợi nhất và hiệu quả nhất. Trẻ em vốn rất yêu quý cái đẹp, cái tốt, cái thực. Các nhà văn đã nắm được đặc điểm tâm lí này và thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên ấy một cách rất tự nhiên để rồi qua từng sáng tác dẫn dắt các em từ chỗ biết xúc động trước cái đẹp, cái tốt trong những hiện tượng rất bình thường, từng bước, từng bước vươn lên những tình cảm cao quý nhất và cả những hành động đáng yêu nhất..

Văn học cho trẻ em lứa tuổi mầm non thể hiện rõ nét lòng nhân ái mà người viết muốn gửi gắm đến các em. Lòng nhân ái được thể hiện trong những tác phẩm này khơng phải là những gì quá cao siêu mà được biểu hiện rất cụ thể, rất đời thường, gần gũi với trẻ thơ. Đó là những tình cảm u thương giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)