Nghĩa giáo dục đạo đức của tác phẩm thơ, truyện

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 28 - 36)

1 .Giáo dục đạo đức

1.4.3.nghĩa giáo dục đạo đức của tác phẩm thơ, truyện

1.4. Văn học với việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

1.4.3.nghĩa giáo dục đạo đức của tác phẩm thơ, truyện

Trước hết, lòng nhân ái được biểu hiện cụ thể trong tình yêu thương giữa con người với con người

Một trong những nội dung cơ bản của văn học thiếu nhi là đề cập tới tình cảm gia đình, đó là tình mẹ con, cha con, tình anh em, tình bà cháu, ơng cháu. Với những lời thơ, lời truyện giản dị, gần gũi mà tha thiết trong sáng nói về gia đình, về tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, về những sinh hoạt hàng ngày trong gia đình… đã hình thành và hun đúc ở trẻ tình yêu gia đình của mình, u thương các thành viên trong gia đình như ơng bà, cha mẹ, anh chị…, trẻ có mong muốn được làm những cơng việc tốt để làm vui lịng ơng bà, cha mẹ. Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều các bài thơ, câu chuyện giáo dục trẻ tình yêu gia đình, có thể kể đến các bài thơ, câu chuyện sau:

+ Bài thơ “Thương ông” (Tú Mỡ) nói về tình cảm, lịng hiếu thảo, sự ân cần chăm sóc của cậu bé Việt dành cho người ơng của mình khi ơng bị đau chân, với những lời thơ giản dị, trong sáng bài thơ đã tốt lên ý nghĩa giáo dục trẻ vơ cùng sâu sắc:

…Việt chơi ngoài sân Lon ton lại gần

Ơng vịn vai cháu Cháu đỡ ơng lên Ơng bước lên thềm Trong lịng vui sướng Quẳng gậy cúi xuống Quên cả đớn đau Ôm cháu xoa đầu Hoan hơ thằng bé Bé thế mà giỏi Vì nó thương ơng

+ Bài thơ “Thăm nhà bà” (Quang Huy) kể về một bạn nhỏ rất yêu quý bà của mình, bạn thường hay đến thăm nhà bà, một hơm bạn tới thăm nhà bà trong khi bà đi vắng, bạn nhỏ đi xung quanh ngắm nhìn ngơi nhà, ngơi nhà thân quen với mái ngói đỏ tươi, đằng sau là những trái hồng đung đưa trĩu quả, trước sân có đống rơm vàng cao ngất vàng rộm vẫn cịn mùi lúa mới, bạn nhỏ cịn nhìn thấy đàn gà trong vườn, khi bà đi vắng bạn nhỏ đã biết giúp đỡ bà chăm sóc đàn gà, cho gà ăn, lùa gà vào mát. Qua đó giáo dục trẻ biết giúp đỡ những người thân những việc nhỏ, giáo dục trẻ tình yêu đối với những lồi động vật ni trong gia đình.

+ Bài thơ “Làm anh” (Phan Thị Thanh Nhàn) nói về tình cảm của người anh đối với người em gái của mình, tuy cịn nhỏ nhưng đã biết giúp mẹ trông em, chơi với em: biết dỗ dành khi em khóc, biết nâng niu dịu dàng khi em ngã, mẹ chia quà bánh hay đồ chơi đẹp cũng nhường cho em gái phần hơn. Qua bài thơ, giáo dục trẻ biết quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình, biết nhường nhịn chia sẻ đồ chơi với bạn bè với em nhỏ hơn.

+ Bài thơ “Em yêu nhà em” (Đoàn Thị Lam Luyến) giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp dịu êm, đầm ấm của những cảnh vật gần gũi, gắn bó với ngơi nhà của mình:

“Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo

Có nàng gà mái hoa mơ

Cục ta cục tác khi vừa đẻ xong

Có bà chuối mật lưng ong

Có ơng ngơ bắp râu hồng như tơ

Có ao muốn với cá cờ…”

Và điều quan trọng nhất là bài thơ đã khơi gợi ở trẻ niềm tự hào, tình cảm yêu mến đối với ngôi nhà của em, nơi em đã sinh ra và lớn lên: “Chẳng đâu vui được như nhà của em”

+ Câu chuyện “Bồ nơng có hiếu” (Phong Thu) là câu chuyện cảm động thể hiện tình yêu của con cái đối với cha mẹ. Hình ảnh chú bồ nông nhỏ trong “hun hút đêm sâu, mênh mông ruộng vắng”, “canh một, canh hai”, “trên đồng nẻ, dưới ao khơ”, một mình lặn lội “bắt được con mồi nào, cũng ngậm vào miệng để phần mẹ…” cho đến khi mẹ khỏi ốm, nhìn thấy mẹ vẫy cánh bay lên được thì thân hình của chú đã còm nhom nhẹ bẫng, cái mỏ to hơn người… Mặc dù thế, đôi mắt của bồ nơng nhỏ vẫn long lanh hớn hở vì mẹ đã khỏi bệnh. Chú nhún chân cất mình theo mẹ, rượt theo bầy đàn. Chứng kiến cảnh đó, cả đàn bồ nơng cảm phục và noi theo. Cái túi ở miệng bồ nơng mãi mãi cịn, là kỉ niệm tình mẫu tử làm xúc động sâu xa lòng người.

+ Câu chuyện “Bơng hoa cúc trắng” nói về lịng hiếu thảo của một bạn nhỏ, khi người mẹ bị ốm cơ đã chăm sóc mẹ, rất lo lắng cho mẹ của mình, cơ đi tìm thầy thuốc về chữa bệnh cho mẹ, cơ đắp chăn cho mẹ, với tình u và sự chăm sóc ân cần chu đáo của mình cơ đã được ơng tiên giúp đỡ, cuối cùng mẹ của cô bé đã khỏi bệnh và hai mẹ con sống rất hạnh phúc cùng nhau. Thơng qua câu chuyện, giáo dục trẻ tình u gia đình, giáo dục trẻ phải biết chăm sóc, giúp đỡ người thân của mình những lúc khó khăn hoạn nạn giống như tình cảm cơ bé dành cho mẹ trong câu chuyện.

Tình cảm với thầy cơ, bạn bè và những người lao động, những người có cơng với đất nước

Đây cũng là một nội dung được nhắc tới nhiều trong văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non, đối với trẻ mẫu giáo, nội dung này chỉ dừng lại ở việc

giáo dục những nhân tố sơ đẳng của tình u q hương đất nước, thầy cơ, bạn bè, việc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm cho trẻ về tình yêu quê hương, đất nước sau này của trẻ. Có rất nhiều bài thơ, câu chuyện tập trung ở chủ đề này có thể kể tới:

+ Bài thơ “Bó hoa tặng cơ” (Ngô Quân Miện) Các bạn nhỏ trong bài thơ đã rất yêu q cơ giáo của mình, để thể hiện tình cảm của mình đối với cơ giáo các bạn ấy đã đi ra đồng hái hoa mang về tặng cho cơ giáo của mình

Chúng em đi hái hoa

Mang về tặng cô giáo

Lời cô tha thiết sao

Vịng tay cơ dịu q

….

Những bông hoa với rất nhiều màu sắc mà các bạn nhỏ mang tới tặng cho cơ giáo của mình thể hiện tình cảm trong sáng, dễ thương nhưng vô cùng đáng yêu, với những vần thơ giản dị, gần gũi bài thơ đã gửi gắm nội dung giáo dục trẻ rất sâu sắc đó là tình cảm mến yêu, sự trân trọng đối với thầy cơ giáo của mình.

+ Bài thơ “Bàn tay cơ giáo” thể hiện niềm vui của một em bé khi được cô giáo quan tâm, chăm sóc

Bàn tay cơ giáo

Tết tóc cho em

Về nhà mẹ khen

Tay cơ đến khéo

Tình cảm của em bé được thể hiện rất rõ trong bài thơ qua từng câu, từng từ đã thấy được tấm lịng u thương, sự chu đáo ân cần của cơ giáo đối với em nhỏ, cơ tết tóc cho em, cơ dạy em múa dẻo, dạy em vẽ khéo, bạn nhỏ thấu hiểu tình cảm đó và bạn đã đáp lại tình cảm của cơ bằng cách luôn nghe lời cô và chăm ngoan, học giỏi.

+ Bài thơ “Hạt gạo làng ta” (Trần Đăng Khoa) giúp trẻ hiểu được sự vất vả, lam lũ của người nơng dân trong q trình làm ra hạt gạo. Hạt gạo không chỉ là kết tinh của những giá trị vật chất (phù sa, mưa bão…) và những giá trị tinh thần

dân khi phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết và sự khốc liệt của chiến tranh. Vì thế, mỗi hạt thóc, hạt gạo làm ra khơng chỉ mang nặng cơng ơn cô bác nơng dân mà cịn mang trong đó cả niềm vui và lịng tự hào của cả dân tộc, vượt lên khó khăn gian khổ để chiến thắng kẻ thù.

+ Bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” (Vũ Thùy Hương) Bài thơ nói về sự khó khăn vất vả của các chú bộ đội khi hành quân, khi các chú nhận được nhiệm vụ thì cho dù đó là ban ngày hay ban đêm, dù trời nắng hay mưa các chú vẫn hành qn ra mặt trận khơng ngại gian khó để canh giữ bầu trời tổ quốc, cho đất nước được bình n, chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hơm nay. Giáo dục trẻ niềm kính u, sự trân trọng, tấm lịng biết ơn đối với các chú bộ đội.

+ Bài thơ “Bác Hồ của em” (Phan Thị Thanh Nhàn) với những câu thơ trong sáng, giản dị mà gần gũi, bài thơ cho thấy tình cảm, sự kính u, lịng biết ơn vô hạn của thế hệ sau đối với Bác

Khi em ra đời Đã khơng cịn Bác Chỉ còn lời hát Chỉ còn tiếng ca Chỉ còn câu chuyện Chỉ còn bài thơ Mà em vẫn thấy Bác sao rất gần

Năm điều Bác dạy

Mãi còn vang ngân.

Khi em ra đời, đã khơng được nhìn thấy Bác chỉ được nghe kể lại về Bác, nhưng tình cảm của em dành cho Bác rất lớn, cho dù Bác đã đi xa nhưng lời dạy bảo của Bác sẽ được em khắc ghi mãi mãi.

Với lứa tuổi mà tình cảm đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là tính dễ xúc cảm và đồng cảm với con người và cảnh vật xung quanh, trẻ mẫu giáo cũng rất dễ dàng chuyển hóa được tình cảm này vào các nhân vật trong chuyện. Trẻ có thể thơng cảm được với nỗi bất hạnh và sự không may mắn của các nhân vật trong truyện chẳng khác nào đó là con người thực ở ngồi đời.

Những tình cảm của trẻ xuất hiện khi được nghe tác phẩm văn học đã biến đứa trẻ từ một thính giả thụ động thành một người tham gia tích cực vào các sự kiện. Trẻ tỏ ra xót xa, thương cảm đối với những nhân vật tốt mà bị rơi vào hoàn cảnh éo le; đồng thời trẻ cũng tỏ ra căm giận và khinh ghét đối với những nhân vật độc ác, luôn đi hãm hại mọi người. Quan sát trẻ khi chúng xem tranh minh họa các truyện cổ tích sẽ thấy rõ điều này. Trẻ thường có những hành động can thiệp trực tiếp vào nhân vật của truyện (được minh họa trong tranh) bằng cách vẽ thêm vào đó để tỏ thái độ, ví dụ: trẻ tơ má hồng cho cơ Tấm, bơi mặt Cám đen sì, hoặc vẽ thêm râu cho dì ghẻ…tất cả những tình cảm của trẻ đều rất rõ ràng, phân minh.

Như vậy, có thể nói rằng, bằng tác phẩm văn học, các tác giả đã giúp các em hiểu được những biểu hiện cụ thể (bằng thái độ, hành động, cách ứng xử..) của lịng nhân ái. Đây là thứ tình cảm hết sức cần thiết, đặc biệt đối với trẻ em – những tâm hồn ngây thơ dễ rung cảm, dễ xúc động. Đó chính là cơ sở, là ngọn nguồn, là cái gốc đạo đức con người. Ví dụ một số câu chuyện:

+ Câu chuyện “Đôi bạn tốt” (Thu Thủy sưu tầm) câu chuyện nói về tình bạn giữa vịt con và gà con, lúc đầu gà con sống ích kỉ chỉ biết mình, cứ tưởng mình là giỏi và coi thường vịt nhưng khi được vịt cứu sống khi gặp sói thì từ đó gà hiểu vịt và hai bạn đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Thông qua câu chuyện giáo dục trẻ, trong cuộc sống phải biết giúp đỡ những người bạn xung quanh mình, khơng được coi thường người khác vì mỗi người đều có những điểm mạnh riêng, và sẽ có lúc cần đến sự giúp đỡ của nhau.

+ Câu chuyện “Bác Gấu đen và hai chú thỏ” nhắc nhở các bạn nhỏ phải biết giúp đỡ mọi người xung quanh những lúc khó khăn, hoạn nạn có như vậy thì lúc mình gặp khó khăn mới có những người bạn tốt mới giúp đỡ mình, câu chuyện xây dựng hai nhân vật “thỏ” nhưng có tính cách đối lập nhau, thỏ trắng thì tốt bụng biết giúp đỡ bác gấu đen, cịn thỏ nâu thì ích kỉ nhưng cuối cùng thỏ nâu đã nhận ra lỗi của mình và từ đó họ lại là những người bạn tốt của nhau.

Lòng nhân ái trong văn hoc dành cho trẻ lứa tuổi mầm non khơng chỉ được thể hiện ở tình cảm giữa con người với con người mà cịn thể hiện ở tình cảm, thái độ của con người đối với thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước

Về phương diện này, văn học đã bộc lộ thế mạnh của mình trong những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên:

+ Câu chuyện “Giọt nước tí xíu” Là một câu chuyện thú vị về cuộc phiêu lưu kì thú của giọt nước từ biển xanh tới rừng già, về suối, về sông rồi lại ra

tượng tự nhiên, trẻ được đắm mình trong cuộc du ngoạn diệu kì từ rừng xanh về biển cả: “Tí xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chúng bay xuống mặt biển, rồi chúng hợp thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu lướt qua những dịng sơng lấp lánh sáng như bạc. Xế chiều, ông mặt trời tỏa những tia nắng chói chang hơn lúc sáng…”.

Không chỉ cho các em thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên kì diệu, khơi gợi tình yêu thiên nhiên trong những tâm hồn thơ trẻ, văn học còn giúp các em cảm nhận được một cách sâu sắc mối quan hệ biện chứng của các hiện tượng, sự vật trong thiên nhiên, đặc biệt là mối quan hệ qua lại mật thiết giữa con người với thiên nhiên.

+ Câu chuyện “Cây gạo bên hồ” chỉ bằng một đoạn đối thoại ngắn giữa đôi chim với cây gạo già bên hồ, tác giả Ngô Quân Miện đã mở ra trước mắt bạn đọc trẻ thơ bao điều mới lạ, bao suy nghĩ: “Khi trời nắng ấm, hai chú chim lại đến với Cây Gạo. Chim Đỏ hỏi Cây Gạo:

- Cả ngày bác chỉ đứng một chỗ, sao chuyện gì bác cũng biết?

- Bác có rất nhiều bạn bè. Bác học mỗi người một chút. Này nhé, mặt nước hồ giúp bác nhìn thấy Chim Cắt trên trời; đàn chim Cốc rất thạo sông hồ đêm về ngủ ở đây kể chuyện sang sơng; cịn các cô Ngỗng Trời di cư từ phương Bắc xa xôi, mỗi lần đến nhà bác trú chân lại báo tin trời rét… ”

+ Câu chuyện “Chuyện hoa, chuyện quả” (Phạm Hổ) trong bộ truyện cổ tích hiện đại ơng đã kể cho các em nghe về sự tích, nguồn gốc của các loài cây, hoa, quả gần gũi, quen thuộc cũng như sự phong phú và vẻ đẹp kì diệu của cây cối xung quanh ta.

Từ tình yêu thiên nhiên, từ mối giao cảm với thiên nhiên, văn học đã góp phần giáo dục các em thái độ biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên như một kho báu vô tận. Và không chỉ thế, từ những câu chuyện hấp dẫn và đầy ấn tượng, văn học cịn góp phần khơi mở trong các em những suy ngẫm về tình u, tình thương, lịng nhân đạo và khả năng hướng thiện của con người.

Không chỉ trong văn xuôi mà trong thơ viết cho các em, nội dung này cũng được thể hiện rất rõ. Có thể kể đến hàng loạt bài như:

+ Bài thơ: “Trăng sáng”, “Trăng ơi từ đâu đến” qua hai bài thơ, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật trong đêm trăng, vẻ đẹp của trăng trong những hơm trăng trịn, trăng khuyết:

Trăng tròn như cái đĩa

Lơ lửng mà không rơi

Những hôm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi…

+ Bài thơ: “Hoa kết trái” (Thu Hà) nội dung giáo dục của bài thơ rất dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng hết sức sâu sắc, bài thơ còn là bài học về sự đáp đền của thiên nhiên đối với con người mà nhà thơ nhắc nhở các em:

Này các bạn nhỏ

Đừng hái hoa tươi

Hoa yêu mọi người

Nên hoa kết trái

Bài thơ như một lời nhắc nhở trẻ phải có tình u thiên nhiên, u cuộc sống, có tình cảm gắn bó với thiên nhiên, sống hịa hợp với thiên nhiên, giáo dục trẻ không ngắt hoa, khơng bẻ cành cây… mà phải biết chăm sóc cây cối xung quanh mình như bắt sâu cho cây, tưới nước cho cây, nhặt cỏ… có như vậy thì cuộc sống mới trở nên tươi đẹp hơn.

+ Bài thơ: “Hồ sen” cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp của hồ sen, hoa sen trong buổi sớm ban mai, những giọt sương cịn đọng trên lá, khi có gió thổi, lá khẽ đung đưa làm cho giọt sương “long lanh chạy”

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát

Lá sen xanh mát

Đọng hạt sương đêm

Gió rung êm đềm

Sương long lanh chạy.

Có thể nói, thế giới thiên nhiên tươi đẹp được thể hiện trong các tác phẩm viết cho các em đã tạo nên những rung động sâu xa trong lòng người đọc. Các

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA TIẾT HỌC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI THƠ VÀ TRUYỆN (Trang 28 - 36)